Ai xuyên tạc, bôi nhọ quân đội?

Cựu Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng quốc phòng & tư lệnh quân chủng hải quân bị khởi tố tham nhũng. Ảnh chụp báo Giao Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, quân đội bao giờ cũng là lực lượng bảo vệ đất nước một cách hiệu quả trước hành động xâm lăng của mọi loại kẻ thù. Quân đội xứng đáng được người dân ngưỡng mộ, vì ngoài quyền lợi quy định của một người lính bình thường trong thời chiến cũng như thời bình, họ không còn một đặc ân nào khác do cấp bậc, chức vụ trong quân đội.

Nhưng trong những ngày vừa qua, theo dõi tin tức thời sự người ta không khỏi băn khoăn trước sự kiện một thứ trưởng quốc phòng đồng thời là tư lệnh quân chủng hải quân của Quân đội Việt Nam bị truy tố hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.” Đây là một tội mà khi diễn giải ra theo luật Việt Nam thì rất dài dòng, nhưng có thể tóm lược trong vài chữ đơn giản: một hành động móc ngoặc và tham nhũng có bài bản của giai cấp cộng sản cầm quyền.

Đó là cựu Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến người mà khi còn tại chức, đã không kiểm tra mà ký phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, gây thất thoát 939 tỉ đồng.

Lẽ dĩ nhiên, người dân cũng không dễ dàng tin rằng ông Hiến đã không kiểm tra mà ký một chữ ký làm bay 3 khu đất quốc phòng do hải quân quản lý quá dễ dàng. Bởi vì, trong cương vị là một sĩ quan cấp tướng, ông Hiến không thể không biết kiểm tra phải là chuyện đầu tiên trước khi thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. Vả chăng, ngồi ở chiếc ghế tư lệnh quân chủng hải quân, ông phải biết hơn ai hết 3 khu đất ấy là 3 khu đất vàng mà các đại gia kinh doanh đất đai đang nhắm vào. Tuy nhiên có thể ông Hiến không biết, khu vực Bến Bạch Đằng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân thời Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975, cũng chính là nơi đặt Toà Án Quân Sự Mặt Trận mà có thể nay mai ông ra đứng trước vành móng ngựa.

Như vậy dù có tin vào sự ngây thơ hay đạo đức của một tướng lãnh, người ta cũng buộc phải kết luận rằng đây là sự cố ý thông đồng giữa một bên là quyền lực của chữ ký, một bên là quyền lực của đồng tiền. 939 tỉ đồng, suýt soát 50 triệu Mỹ Kim không phải là một số tiền nhỏ, nhưng khi đem chia chác nhau, phần được của viên chức quốc phòng không làm sao bù đắp được danh dự của một tư lệnh quân chủng hải quân như Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến.

Cũng trong đầu Tháng Ba, 2020 dư luận còn bàn tán việc cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc Phòng bắt tạm giam hai đại tá của Binh đoàn 15, một người nguyên là phó tư lệnh binh đoàn, một người là đại tá giám đốc công ty. Họ được nói là có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, trong thời gian những sĩ quan ấy tại chức. Đây cũng lại là một trường hợp coi đất công là đất chùa mà sự lãng phí là quyền của các quan chức cộng sản.

Trong cả hai vụ đều có bóng dáng của chủ trương “quân đội làm kinh tế”, một chủ trương ngày càng bị lạm dụng bởi các tướng tá thân cận với những nhân vật quyền lực trong Bộ Quốc Phòng và quân uỷ trung ương.

Thật ra, đây chỉ là cách ban phát và phân chia quyền lợi của đảng cho một nhóm thiểu số cầm đầu trong quân đội, nhằm mục đích mua chuộc lòng trung thành của họ để củng cố chế độ. Đảng đề ra chủ trương cho quân đội làm kinh tế với những lời lẽ hoa mỹ “kết hợp kinh tế với quốc phòng” nhưng thực tế trong thời bình nhằm giúp tướng tá thân cận trục lợi một cách hợp pháp. Trong khi đó, đại đa số quân nhân cấp dưới sống chật vật với đồng lương chưa bằng giá trị một chai rượu ngoại mà các đại gia đỏ bỏ ra chiêu đãi cấp trên của họ.

Trên thế giới, không có quân đội nào làm kinh tế, mà chỉ có hai nước Trung Quốc và Việt Nam có hình thức này. Hiện nay ngay cả Trung Quốc cũng đã bỏ vì không còn thích hợp, chỉ còn Việt Nam theo đuổi vì những lý do mờ ám. Chính vì hình thức này mà 157 ha đất quốc phòng thuộc sân bay Tân Sơn Nhất bị Công ty cổ phần Long Biên chiếm dụng với sự tiếp tay của các quan chức nhám nhúa trong Bộ Quốc Phòng để xây sân golf, nhà hàng tiệc cưới từ năm 2015. Sự kiện “sân golf trong sân bay” bị đưa ra ánh sáng, đã làm bùng nổ dư luận thời gian trước đây hai năm nhưng dần trôi vào sự im lặng đáng sợ của chính phủ.

Rõ ràng đây không phải là giúp cho quân đội làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước trong thời bình mà chỉ là chủ trương giúp cho một nhóm lợi ích trong cơ quan đầu não của quân đội, cấu kết với bọn mafia kinh doanh bất động sản nhằm trục lợi.

Trước những sự kiện làm ô uế thanh danh quân đội đơn cử bên trên, dư luận xã hội tất nhiên phải có tiếng nói phê phán. Thế nhưng báo Quân Đội Nhân Dân tiếng nói chính thức của Bộ Quốc Phòng, thay vì góp phần làm trong sạch quân đội, lại lên tiếng quyết liệt đả kích các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị mang danh nghĩa xã hội dân sự đã lợi dụng để xuyên tạc, bôi nhọ quân đội.

Đồng thời tờ Quân Đội Nhân Dân còn lý luận bao che cho sự thối nát trong nội bộ Bộ Quốc Phòng, cho rằng đây chỉ là những biện pháp cần thiết nhằm gìn giữ kỷ cương phép nước và kỷ luật quân đội. Tác giả bài báo còn viện dẫn Lênin nói, đây chính là săng-ta chính trị để chứng tỏ giá trị kiến thức kinh điển của mình; cái gì của Lênin nói là không thể sai, cho dù ngày nay nước Nga đã đẩy lùi chủ thuyết của Lênin vào viện bảo tàng.

Khôi hài hơn nữa, theo báo Thanh Niên trong nước, ngày 12 tháng Hai, Bộ Quốc Phòng đã trả lời kiến nghị của cử tri Đà Nẵng về trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Quốc Phòng trong công tác phòng chống tham nhũng trong quân đội. Người dân thắc mắc chính đáng khi thấy trong thời gian vừa qua rất nhiều cán bộ cao cấp hàng tướng lãnh trong quân đội thi nhau vi phạm pháp luật.

Văn bản trả lời của Bộ Quốc Phòng biện bạch một cách đáng hổ thẹn rằng “số quân nhân bị xử lý kỷ luật do tham nhũng rất ít”. Và rằng các tướng lãnh bị xử lý chủ yếu là do buông lỏng lãnh đạo, thiếu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các quy định trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, chứ không phải do tham nhũng. Điều này gián tiếp cho thấy là Bộ Quốc Phòng coi những tướng lãnh bị bắt, bị truy tố như cựu Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến bị hàm oan vì thật ra ông ta rất trong sạch.

Thật là một sự bỉ ổi. Không ai có thể xuyên tạc hay bôi nhọ quân đội được, mà chính kiểu nguỵ biện lươn lẹo của Bộ Quốc Phòng mới bôi nhọ quân đội một cách nặng nề.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.