Các hội đoàn tại Thụy Sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao, cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế lên tiếng cho Đồng Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều hội đoàn, tổ chức tại Thụy Sĩ báo động với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức ThếGiới Chống Nạn Tra Tấn (World Organisation Against Torture) và một số văn phòng Nhân Quyền Quốc Tế về phiên tòa bất công đối với 29 dân làng Đồng Tâm.

Phiên tòa xét xử 29 người Đồng Tâm và bản án ngày 14 tháng Chín là một bi kịch bất công và tàn ác đổ xuống dân làng Đồng Tâm và gia đình cụ Lê Đình Kình. Với bản án Đồng Tâm, CSVN đã trắng trợn chà đạp các công ước quốc tế. Những vi phạm đó cần phải được phô trình trước công luận và trước thế giới.

Hôm 18 tháng Chín, một số tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, Tổ Chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn và một số văn phòng quốc tế nhân quyền, kêu gọi họ theo dõi và can thiệp cho 29 nạn nhân vô tội Đồng Tâm được có công bằng trong các phiên tòa và được bào chữa theo đúng luật pháp ấn định.

Các tổ chức, hội đoàn tại Thụy Sĩ cũng đã chuyển đến các cơ quan và tổ chức nầy Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Dưới đây là thư kêu gọi.

***

Kính gửi:
– Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ
– Tổ chức Thế Giới Chống Nạn Tra Tấn
– Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Thụy Sĩ, ngày 18 tháng Chín, 2020
Về: Vụ án Đồng Tâm, Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi, các tổ chức, hội đoàn đồng ký tên dưới đây, yêu cầu quý ông bà, quý tổ chức quan tâm đến phiên tòa xét xử 29 dân làng Đồng Tâm, từ ngày 7 đến ngày 14 tháng Chín.

Họ bị cáo buộc oan về tội giết người, chống phá nhà nước, tiếp tay và các tội danh khác nhau. Bản án ngày 14 tháng Chín rất nặng, trong đó có 2 bản án tử hình và một bản án tù chung thân.

Chúng tôi xin gửi kèm theo Lá Thư này một video vài phút tóm lược vụ Đồng Tâm và Lời Kêu Gọi của Bà Dư Thị Thành – vợ của ông Lê Đình Kình, người bị công an giết hại ngày 9 tháng Giêng, 2020 khi cảnh sát cơ động tấn công và xâm nhập vào làng này.

Phiên tòa chứa đầy những sai phạm, hồ sơ dàn dựng và luật sư bị ngăn cản không cho làm việc bào chữa thân chủ của họ ngay từ lúc ban đầu cho đến ngày xét xử. Các bị can bị tra tấn trong nhiều tháng và cuối cùng không còn cách gì hơn là phải chấp nhận những tội danh áp đặt lên họ.

Trong khi đó nhà chức trách không tiến hành điều tra thích đáng. Tài liệu, chứng cứ quan trọng đã bị làm sai lệch hoặc bị loại khỏi hồ sơ. Trong chín tháng qua, không ai trong số 29 dân làng bị bắt giữ được phép gặp gia đình. Họ bị hạn chế gặp luật sư, và mỗi lần được gặp đều có công an ngồi nghe.

Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) mà Việt Nam là thành viên, liệt kê trong Điều 14 về xét xử công bằng: “Bị can phải được có đủ thời gian và nguồn lực để chuẩn bị bào chữa và nói chuyện với luật sư mà họ lựa chọn.” Những điều khoản này đã liên tục bị vi phạm trong suốt quá trình tố tụng chống lại 29 người, khiến họ bị buộc tội một cách tùy tiện.

Chúng tôi kiến nghị quý vị:

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải xét xử công bằng;

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cho phép các gia đình, các tổ chức phi chính phủ và các nhà báo nước ngoài tham gia;

– yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cho phép bị can được gặp luật sư của họ và không được đe dọa bị can và luật sư của họ để họ có quyền kháng cáo theo quy định của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (PIDCP/ICCPR);

– cử đại diện Liên Hiệp Quốc, đại diện đại sứ quán, tổ chức nhân quyền hỗ trợ và theo dõi, để báo cáo những bất công và lạm dụng có thể diễn ra.

Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin cho quý vị.

Kính xin quý vị nhận nơi đây lời chào trân trọng nhất của chúng tôi.

Thay mặt các tổ chức, các hội đoàn đồng ký tên dưới đây
Nguyễn Đăng Khải

Các tổ chức, hội đoàn:

– Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ, đại diện ông Trần Xuân Sơn
– Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ, đại diện Linh Mục Joseph Phạm Minh Văn
– Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà/Thụy Sĩ, Chủ Tịch ông Trần Hữu Kinh
– Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM), Chủ Tịch ông Sébastien Desfayes
– Việt Tân Thụy Sĩ, đại diện ông Nguyễn Đăng Khải

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.