Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Vắc-xin CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac, Trung Quốc). Ảnh: Lillian Suwanrumpha/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccine Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.

Theo thống kê trên toàn thế giới thì trong 8 loại vaccine có số lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay là thì 2 loại vaccine của Trung Quốc đang chiếm hơn phân nữa, dẫn đầu là CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac) với số lượng gần 2 tỉ liều và đứng thứ 3 là vaccine của Sinopharm với trên 1,5 tỉ liều. Hai vaccine COVID-19 đứng hàng thứ 2 và thứ 4 lần lượt là của hãng Pfizer/BioNTech và AstraZeneca với số lượng mỗi loại ngang ngữa Sinopharm, 1,5 tỉ liều.

Tuy chiếm về số lượng lớn vaccine Covid-19 trên thế giới nhưng các kết quả nghiên cứu khoa học ở các nước cho thấy hiệu quả miễn dịch của hai vaccine Trung Quốc này ở người được chích đủ 2 liều giảm mạnh (wanes rapidly), và đặc biệt là hiệu quả ở người lớn tuổi rất hạn chế.

Có thể đây là lý do chính mà trong cuộc họp tuần trước của nhóm cố vấn chiến lược gồm các chuyên gia về tiêm chủng (gọi tắt là SAGE, Strategic Advisory Group of Experts on Immunization) thuộc tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời khuyên rằng trong 7 loại vaccine mà WHO đang công nhận cho phép sử dụng khẩn cấp thì 2 vaccine Trung Quốc của Sinovac và Sinopharm cần được tiêm liều thứ 3 cho người trên 60 tuổi. Liều bổ sung thứ 3 này có thể là vaccine cùng loại hoặc nếu khác loại thì cần được xem xét dựa vào khả năng hiện có và nguồn cung cấp vaccine. Khi thực hiện khuyến cáo này thì địa phương cần ưu tiên việc phủ đủ 2 liều trước cho tất cả mọi người trước.

Ngoài ra, WHO đưa ra khuyến cáo chung cho các vaccine khác là liều bổ sung thứ 3 chỉ nên thực hiện đối với người bị “suy giảm miễn dịch ở cấp độ nghiêm trọng (severely) hoặc vừa phải (moderately) vì chính những người này đã không có đáp ứng miễn dịch tốt dù đã chích 2 liều. WHO không đưa ra khuyến cáo sử dụng mũi thứ 3 cho người bình thường.

Trong số liều vaccine Trung Quốc kể trên thì có khoảng 2,4 tỉ liều vaccine được sử dụng nội địa và khoảng 1 tỉ liều được dùng ở 110 nước trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã đặt ra các nghi vấn về khả năng bảo vệ của các vaccine này trong thời gian qua và một số nghiên cứu khoa học ở các nước đó đã làm sáng tỏ phần nào!

Các điểm lo ngại trong các nghiên cứu đó thường là lượng kháng thể trung hòa virus thấp và giảm nhanh chóng dẫn đến hiệu quả bảo vệ của vaccine TQ kém hơn các nhóm chích vaccine khác, sự khác biệt này càng lớn ở nhóm người cao tuổi!

XEM THÊM: Tiêm chủng COVID tại Việt Nam: Dân lo ngại vaccine Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng tuy hiệu quả vaccine Sinovac, Sinopharm của Trung Quốc không phải là con số không nhưng rõ ràng nó kém hơn các vaccine khác khá nhiều, do vậy câu hỏi đang được đặt ra ở các nước đó là hiện nay với nguồn vaccine tốt ngày càng nhiều thì liệu có cần sử dụng vaccine Trung Quốc nữa hay không?!

Chính phủ Brazil đã ra thông báo dừng mua vaccine từ Trung Quốc vì lo ngại hiệu quả kém. Peru cũng đang giảm các liều tiêm vaccine Trung Quốc của họ để chuyển dần sang vaccine của Pfizer/BioNTech. Nhiều nước khác cũng lên kế hoạch chích liều thứ 3 bằng vaccine khác hoặc trộn liều 2 với vaccine phương Tây như trong nghiên cứu ở Thái Lan với Sinovac liều 1 và AstraZeneca liều 2.

Với các thông tin khoa học, những bài học thực tế của các nước đã sử dụng vaccine Trung Quốc trong thời gian qua và khuyến cáo của các chuyên gia, thì Việt Nam nên làm thế nào tốt nhất khi ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào vaccine Trung Quốc? Đây là câu hỏi mà mình nghĩ Bộ Y Tế nên cẩn trọng suy nghĩ và quyết đoán!

Mình hy vọng sau khi phủ đủ vaccine, họ sẽ sớm lên kế hoạch để chích mũi thứ 3 cho những người đã chích vaccine Trung Quốc như WHO khuyến cáo và ưu tiên tối đa người già, người có bệnh nền chích những vaccine phương Tây như AstraZeneca, Pfizer/BioNTech hoặc Moderna “khi vaccine Trung Quốc không phải là sự lựa chọn cuối cùng cho họ!”

Bảo trọng nhe bà con,

TS. Nguyễn Hồng Vũ
Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Nguồn: FB Vu Hong Nguyen

Thông tin tham khảo:

https://www.nature.com/articles/d41586-021-02796-w (China’s COVID vaccines have been crucial — now immunity is wanin

https://cdn.who.int/media/docs/default-source/immunization/sage/2021/october/sage_oct2021_meetinghighlights.pdf (Highlights from the Meeting of the Strategic Advisory Group of Experts (SAGE) on Immunization)

https://www.wsj.com/…/brazil-moves-away-from-chinese… (Brazil Moves Away From Chinese Covid-19 Vaccine)

https://covid19.trackvaccines.org/agency/who/ (Các vaccine COVID-19 hiện nay đang được WHO cho phép sử dụng khẩn cấp)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.