Phe phái húc nhau cựu Đại Sứ Ted Osius lãnh đạn

Bìa sách "Nothing Is Impossible: America's Reconciliation with Vietnam" của cựu Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và ảnh tác giả.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (Không gì là không thể: Hoa Kỳ hòa giải với Việt Nam) là nhan đề cuốn sách của cựu Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhiệm kỳ 2014-2017.

Đáng lẽ ngày 4 tháng Mười Một, cuốn sách mới ra mắt này sẽ được trường Đại Học Fulbright Việt Nam tổ chức một buổi giới thiệu và trò chuyện với tác giả theo sự quảng bá trước trên trang web của trường Fulbright. Nhưng sự kiện này bị đột ngột ngưng lại mà không có lời giải thích từ những người tổ chức. Được biết cựu Đại Sứ Ted Osius viết sách này nhằm ghi lại những nỗ lực ngoại giao của mình trong việc góp phần thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ ngày càng tốt đẹp và gắn bó hơn.

Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, Ted Osius đã có 25 năm làm việc ở Á Châu và Việt Nam. Ông Ted Osius đã từ chức đại sứ năm 2017 vì chống lại việc trục xuất người Việt tỵ nạn phạm pháp một cách gay gắt của chính phủ Mỹ. Sau đó ông trở thành phó hiệu trưởng của trưởng Đại Học Fulbright Việt Nam cho đến tháng Tám, 2018.

Khi biết sự kiện giới thiệu sách “Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” của mình bị hủy bỏ, trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông cựu Đại Sứ bày tỏ thất vọng về sự việc này, và nói: “Có vẻ như ai đó không thích nội dung cuốn sách.” Ai đó là ai? Rõ ràng nhân vật đó phải là người có uy thế lớn nhất nhì trong nước nên mới có thể ảnh hưởng đến một sự kiện có tính cách chính trị văn hóa của một cựu đại sứ Hoa Kỳ.

Trước hết, vào tháng Chín ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Nước, trong chuyến sang Mỹ dự hội nghị thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, có gặp và chúc mừng ông Ted Osius vừa mới xuất bản quyển sách. Như vậy, sự chúc mừng đó chứng tỏ “ai đó” không phải là Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ hoặc Thủ Tướng Phạm Minh Chính thì sao? Đây là 2 nhân vật chính trị chỉ mới xuất hiện gần đây, không thể là người ra lệnh vì họ chẳng có liên hệ gì đến Ted Osius trong thời gian ông này giữ chức đại sứ, cũng như hiện nay. Còn Võ Văn Thưởng, Thường Trực Ban Bí Thư thì sao? Hiện nay Thưởng không còn nắm Ban Tuyên Giáo, công việc của Thưởng ở Bộ Chính Trị lại càng không dính tới ông Ted Osius.

Vậy còn lại 2 người có khả năng ngăn chặn buổi ra mắt sách của Đại Học Fulbright Việt Nam là Trưởng Ban Tuyên Giáo Nguyễn Trọng Nghĩa và người phó là Nguyễn Mạnh Hùng người đang nắm Bộ 4T. Nhưng trong hệ thống quyền lực hiện nay, hai tay này không dám tự ý ra lệnh cấm cản nếu không có ý kiến quyết định của đầu sỏ đảng là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi áp dụng phương pháp loại suy đơn giản, chỉ còn có Nguyễn Phú Trọng là “ai đó không thích nội dung cuốn sách.” Thật sự ông Trọng có lý do để ra lệnh cho tuyên giáo trung ương ngăn chặn cuốn sách. Theo tiết lộ của chính tác giả “ngay từ những ngày đầu làm đại sứ ở Hà Nội,” ông thường xuyên được phía Việt Nam cho biết Nguyễn Phú Trọng muốn có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và gặp Tổng Thống Obama tại Bạch Cung. Điều này bị phía Mỹ từ chối vì họ không có khuynh hướng mời và tiếp đón một lãnh đạo đảng cho dù đó là đảng cầm quyền. Tuy nhiên cuối cùng, ông Trọng cũng được dàn xếp có một chuyến đi Mỹ được báo chí lề đảng nồng nhiệt ca tụng là một sự thành công “tuyệt vời”của đảng CSVN.

Đó là những chi tiết chính khiến ông Trọng muốn giấu kín chuyện tổng bí thư và Bộ Chính Trị nằng nặc đòi Tổng Thống Obama lúc đó phải đón tiếp mình tại Tòa Bạch Ốc. Có nghĩa là Trọng sợ khi nội dung trong sách bị tiết lộ thì lòi ra bộ mặt quỵ lụy, xin xỏ người Mỹ của đám lãnh đạo Việt Cộng trước mắt người dân trong nước và cả trong đảng viên, cán bộ. Nó không khác cảnh khúm núm, thần phục của Trọng trước Tập Cận Bình nhưng ngoài miệng thì vẫn chửi Mỹ linh tinh mọi thứ. Điều này cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho phe chống Trọng gây rối nội bộ trong nhiệm kỳ thứ ba này.

Rõ ràng cuốn sách của cựu Đại Sứ Ted Osius dính vào một tai nạn không đáng có, nhưng nó cũng cho giới ngoại giao ở Hà Nội thấy cung cách đối xử của người đứng đầu tứ trụ tệ hại đến mức nào.

Phạm Nhật Bình

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.