Đôi điều chia sẻ về vụ án Thiền Am

Luật Sư Đặng Đình Mạnh, một trong 5 luật sư biện hộ trong vụ án Thiền Am, tháng 1/2022. Ảnh: FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 18/01/2022, bốn thành viên bị khởi tố thuộc Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ chính thức có luật sư bảo vệ mình sau khi cơ quan CSĐT hoàn tất thủ tục đăng ký luật sư. Điều này khép lại một tuần lễ giằng co giữa một bên cố gắng nộp hồ sơ theo nhiều kiểu, nhiều cách, nhiều lần, kể cả khiếu nại… và bên còn lại thì liên tục từ chối khéo việc nhận hồ sơ vì những lý do không mấy “dính” luật.

Sau khi hoàn tất thủ tục, luật sư đã tham gia ngay vào buổi làm việc của điều tra viên lấy lời khai của Lê Thanh Nhất Nguyên, một trong bốn người bị khởi tố và là một trong ba người bị tạm giam. Trong buổi làm việc, ông Nhất Nguyên trông lờ đờ, phản ứng chậm chạp. Ông cho biết vì ăn chay, không hợp với thức ăn trong trại tạm giam nên ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước ngày cơ quan điều tra đến Thiền Am công bố lệnh khởi tố, bắt tạm giam, khám xét, thì Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ và tên trước đó là Tịnh Thất Bồng Lai không phải là danh xưng xa lạ. Nhiều năm trở lại đây, Thiền Am chiếm khá nhiều thời gian quan tâm của công chúng qua nhiều sự kiện. Một phần do những hoạt động của họ mang tính chủ động trên các phương tiện thông tin đại chúng và phần còn lại từ sự đồn thổi dai dẳng từ các Youtuber, Facebooker với nhiều tình tiết giật gân, éo le dễ làm công chúng cả tin chú ý…

Hoạt động của Thiền Am qua các câu chuyện tu hành tại gia, nuôi dạy trẻ mồ côi, sinh hoạt văn nghệ trong các chương trình giải trí truyền hình, trên mạng xã hội. Hoặc sự đồn thổi dai dẳng, không chứng cứ về những câu chuyện vô luân mà xã hội hiện đại không chấp nhận về phương diện đạo đức lẫn pháp luật, như bắt giữ các cô gái trẻ, sống bầy đàn, loạn luân…

Bước vào những ngày đầu năm 2022, cùng với việc khởi tố vụ án, thì chính thức, câu chuyện Thiền Am sẽ phải đặt dưới góc nhìn pháp lý hình sự. Mà theo đó, mọi sự kết tội đều sẽ được chứng minh bằng chứng cứ được thu thập một cách hợp pháp, trong khuôn khổ pháp luật. Thế nên, công chúng có quan tâm cũng nên bắt đầu hướng về câu chuyện Thiền Am dưới góc nhìn ấy hơn là tin vào những câu chuyện giật gân, éo le thiếu cơ sở đang được đồn thổi, lan truyền đầy rẫy trên Youtube hay Facebook, hoặc là đánh giá, suy đoán sự việc một cách đầy chủ quan, cảm tính, dựa vào những thông tin không hề được kiểm chứng. Như:

– Diễm My và ni cô N.X. đã sinh con;

– Diễm My bị giấu trong mật thất của Thiền Am;

– Thu giữ được cuốn sổ ghi chú về kỳ kinh nguyệt của các ni cô trong Thiền Am;

– v.v…

Tất cả, vào lúc này, đều đang là những hoang tin vô căn cứ. Kể cả các trang đánh máy vi tính về kết quả giám định ADN, hoặc bảng phả hệ gia đình có quan hệ tính dục, huyết thống… Vì lẽ, đến nay, cơ quan chức năng chưa bao giờ chính thức xác nhận về sự tồn tại của chúng.

Nếu những người bị khởi tố ở Thiền Am đã từng có hành vi vi phạm pháp luật được chứng minh một cách hợp pháp, tất nhiên, họ sẽ phải chịu sự chế tài xứng đáng của luật pháp. Luật sư, trong trường hợp này vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tận tâm, bảo đảm rằng họ được xét xử một cách công bằng, khách quan.

Trong vụ án Thiền Am, lúc này, khẳng định những người bị khởi tố có oan ức hoặc đã đúng người, đúng tội hay không đều là quá sớm, vì thiếu căn cứ.

Ngoại trừ chính những thành viên của Thiền Am biết rõ về mình, thì công chúng bên ngoài, kể các cơ quan CSĐT, luật sư đều không thể biết điều gì đã thật sự diễn ra sau cánh cổng đóng kín. Họ là những vị chân tu, tu hành tại gia theo cách họ tin tưởng, sống quảng đức, hành thiện, yêu văn nghệ… hoặc họ đã sống theo cách vô pháp, vô đạo, vô luân thì lúc này, chúng ta đều chưa thể biết.

Nếu suy đoán, thì cách suy đoán được chấp nhận theo luật pháp, mang tính cách ràng buộc cả với cơ quan CSĐT, viện kiểm sát và tòa án là suy đoán vô tội! Cơ quan tiến hành tố tụng biết nhiều thông tin hơn công chúng mà vẫn phải làm việc theo nguyên tắc suy đoán vô tội, thì công chúng mù tịt thông tin lại càng nên hạn chế cho mình quyền suy đoán có tội khi chưa có bản án kết tội họ?

Vụ án đang trong quá trình điều tra, luật sư chỉ vừa được tiếp cận thân chủ của mình, nhưng chưa được tiếp cận hồ sơ vụ án nên cũng chưa thể tiện thông tin hoặc đánh giá gì. Tuy vậy, chỉ có thể xác nhận một chi tiết rất nhỏ nhưng khá quan trọng đối với tội danh khởi tố đối với bốn người ở Thiền Am về “Lợi dụng những quyền tự do dân chủ…” theo điều 331 BLHS. Đó là, bản ảnh Thông báo kết quả giám định số 27 của cơ quan CSĐT, gồm 2 trang đang phát tán trôi nổi trên mạng xã hội đã được ai đó chụp từ văn bản có thật. Qua văn bản, công chúng có thể tự mình đánh giá về tài liệu mang tính cách quyết định cho việc kết tội này.

Long An, địa phương đã từng mệt mỏi với vụ án Hồ Duy Hải trong hơn một thập kỷ qua. Với tư cách luật sư, chúng tôi thành tâm mong rằng điều tương tự sẽ không xảy ra trong vụ án Thiền Am khi mà các đề xuất của luật sư trong thời gian sắp tới sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng tại đây để tâm chiếu cố đến.

* Đã có 5 luật sư chính thức hoàn tất thủ tục tham gia vụ án Thiền Am, gồm Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh, Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng, Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh.

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.