Không thể cứu rỗi

Bác sĩ nhi đồng khám bệnh một em bé. Ảnh: báo mạng Tiền Phong
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc được trên FB một đồng nghiệp, kể về một vụ cha của một bệnh nhi hành hung một bác sĩ đang cấp cứu cho người bệnh tại BVNDGĐ [Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định]. Vì bệnh viện kích hoạt code gray, nên bác sĩ được giải cứu. Cha bệnh nhi dắt bệnh nhi về. Sau đó, bệnh viện làm một hành động rất nhân văn, gọi hỏi thăm tình hình sức khỏe cháu bé (là bệnh nhi có cha đã hành hung bác sĩ).

Đã lâu rồi, từ sau vụ BS Lương ở Hòa Bình, tôi đã trở thành cái gai trong mắt của một số lãnh đạo ngành y, và của cả một số đồng nghiệp. Tôi định hỏi thăm, xem đã có hình thức xử lý gì đối với kẻ đã hành hung bác sĩ chưa. Nhưng lại thôi. Những câu hỏi kiểu đó chỉ gây khó khăn thêm cho tôi, và không giải quyết được việc gì khác cả.

Mặc dù không hỏi, không nói gì, nhưng tôi vẫn thắc mắc. Trong khi mọi người có thể nhân văn với cháu bé con của kẻ đã hành hung bác sĩ, thì có ai nghĩ đến cảm xúc, danh dự, nỗi lo sợ, sự an nguy tính mạng của các bác sĩ khi làm việc không? Kẻ hành hung bác sĩ kia đã được các cơ quan công quyền xử lý ra sao?

Cuối cùng thì ngành y vẫn chỉ là cái gì đó để người ta khinh bỉ, chà đạp. Khi bị xâm phạm quyền lợi, người ta sẵn sàng bắt bớ hàng loạt, huy động cả bộ máy, tiêu tốn bao nhiêu tiền để làm truyền thông. Một thành phố đóng góp 82% của cải của mình cho cả nước, một đất nước mà các doanh nghiệp quốc doanh năm nào cũng lỗ trăm tỉ, ngàn tỉ… nhưng lại không có 19 tỉ để chi tiền bồi dưỡng tham gia chống dịch cho nhân viên y tế.

Số bác sĩ và nhân viên y tế xin nghỉ việc đang được một số người báo động. Sẽ có nhiều kẻ nhìn hiện tượng đó, và nói rằng, họ ham tiền nên bỏ ra tư nhân. Có ai nghĩ rằng, đó chính là hậu quả của việc coi thường bác sĩ và nhân viên y tế của bộ máy quản lý đất nước này hay không? Có ai nghĩ, đó là do bản thân họ, đã vì nhu nhược và hèn nhát, để cho xã hội này đảo lộn các giá trị, dẫn đến đòi hỏi bác sĩ và nhân viên y tế hành xử theo cách cam chịu của những nô lệ thời trung cổ, hay không?

Một xã hội đã không còn có thể cứu rỗi.

BS Võ Xuân Sơn

Nguồn: FB Xuân Sơn Võ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”