Sám hối

Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thi sĩ Thâm Tâm trong bài thơ “Tống Biệt Hành” đã có những câu thơ làm xao xuyến lòng người:

Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Đây là tâm trạng của người ra đi vẫy vùng chí kiêu hùng. Không ít những người cũng ra đi nhưng là vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Chỉ khác là có những người bị buộc phải ra đi. Không phải là tự nguyện quên em như “hơi rượu say.”

“Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.”

Cảm xúc của người chí sĩ thuở ban đầu ấy hào hùng đó nhưng sẽ còn bi ai hơn khi nghiệp lớn không thành: nước mất nhà tan. Không ít những chí sĩ ấy cuối cùng cũng phải ngậm đắng nổ phát súng oan nghiệt cuối cùng, không phải vào kẻ thù mà vào chính mình. Đó là những tiếng súng tuẫn tiết của những vị tướng của Miền Nam – của Việt Nam Cộng Hòa. Để chấm dứt để chia ly vĩnh viễn cõi đời ô trọc khi mà những kẻ chiến thắng lại là người đã nổ súng trong ngày Tết Mậu Thân 1968 sát hại đồng bào mình.

Và rồi có những người buộc phải ra đi, phải lao vào tử lộ để tìm sự sống mà chính họ cũng chẳng biết đâu là ngày mai: thuyền nhân và “cải tạo.”

Và với người Việt, đó là biến cố của ngày 30/4/1975 mà như Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng thừa nhận là “có triệu người vui có triệu người buồn.”

Khi trải qua cuộc Thế chiến thứ II, hàng triệu người Do Thái bị đẩy vào các trại tập trung để bị đày ải. Một cuộc khủng hoảng cho những người sống sót là tại sao người ngủ khu với mình lại chết trước mắt còn bản thân thì thoát nạn. Nỗi ám ảnh kinh hoàng đó đã để lại sang chấn tâm lý tình cảm nghiêm trọng những người còn sót lại. Nhiều người coi sự may mắn được sống đó lại là tội lỗi và cả nỗi đau thể xác lẫn tâm linh cho họ đến cuối cuộc đời (nếu không được chữa trị).

Không ít người Việt Nam sau biến cố 30/4/1975 cũng trải qua một chấn động tâm lý tương tự. Hàng triệu con người, chỉ trong một sớm một chiều, từ công dân họ thành thành phần “bọn ngụy – ngụy quân ngụy quyền…” Từ một người đang sống cuộc sống tự do của dân Miền Nam nay tự dưng mất trắng. Và tính mạng bị vắt vẻo qua những hàng thép gai, là nỗ lực leo lên các không trục vận cuối cùng tại đại sứ quán Mỹ. Hay là những ngày tháng dài đằng đẵng trên thuyền nan giữa biển khơi. Có không ít người chờ đợi mòn mỏi trong các trại tị nạn của các nước láng giềng, nhưng rồi có người bị sót lại.

Một câu hỏi muôn thuở và đầy nhức nhối “Trời xanh thấu chăng? Vì sao kẻ ác mãi thắng thế và người công chính bị tơi tả dập bầm?”

Đây không phải là lời tự vấn mới nhưng chỉ những người đã trải qua trầm luân cuộc đời thì mới thấy nhói đau thế nào? Ai sẽ lý giải cho một cuộc chiến nồi da xáo thịt? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tang thương của cuộc chiến và cả thảm trạng nhân đạo vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam: thuyền nhân?

Tôi không phải là một trong số những thuyền nhân năm xưa. Nhưng tôi biết ngay trong thời điểm này, có không ít người vẫn đang phải lưu vong trên chính quê hương mình hoặc phải tất bật nơi xứ người.

Có không ít những giọt nước mắt được chôn chặt trong tim của nhiều người. Chẳng ai muốn lìa bỏ quê hương mình cả. Chẳng ai muốn phải bỏ mình trong những chuyến xe tử thần để vượt biên bằng đủ hình thức cả. Thảm cảnh 39 nạn nhân Việt bị tử vong trên xe đông lạnh vào Anh Quốc, vừa là tiếng khóc vừa là tiếng than của giới trẻ: quê hương có còn là “chùm khế ngọt”?

Trong tiếng xin lỗi, trong lời chia tay và những chuyến lên đường của ngày nay không bằng một phần của những ngày xưa đen tối: 30/4/1975. Nhưng cũng đủ để làm nghẹn nơi cổ họng và mí mắt những giọt lệ cho thân phận của chính mình. Là những đêm dài gặp ác mộng. Và người ta chỉ còn sống trong hoài niệm, sống trong nỗi nhớ nhung như một lần ra đi sinh tử.

Được bước lên đúng con tàu và đi đến được bến bờ mơ ước thì đó là may mắn lớn. Nhưng có ai biết không ít lần những câu hỏi “vì sao”: vì sao cái ác luôn thắng thế? Mà quả thật những kẻ gian manh giảo hoạt trong bất kỳ một lĩnh vực nào thường là người thắng cuộc. “Bên thắng cuộc” ấy cũng chẳng một chút từ tâm: trại cải tạo, khu kinh tế mới, tịch thu gia sản… là bằng chứng. Dù có lấy bao nhiêu việc hay thành công khác để bù để trám vào thì vẫn là một vết thương lòng.

Nhạc sĩ Minh Trân trong một bài hát của mình đã mô tả một phần tâm trạng chơi vơi đó chính là “đường gai dương thế.” Nơi mà những trẻ thơ mắt lạc lõng giữa dòng người. Và các bản nhạc khác nữa của những người lữ hành, những thân phận trôi nổi bèo dạt.

“Ôi! Mẹ ôi! Đời con bao năm tháng qua, kiếp sống phong trần đây đó bao lần tình Mẹ vắng xa. Rồi con yếu đuối, ngã trên đường gai dương thế…”

Bản thân tôi chỉ dần được chữa lành những xúc cảm tâm lý của mình sau nhiều tháng ngày tập “tha thứ” cho chính mình. Nhưng như ngày hôm nay tôi lại phải rùng mình và những cảm xúc xen lẫn khi nhìn những trẻ thơ trong ngày 30/4/1975. Một cái giá quá đắt cho một cuộc chiến. Nhưng một sự rẻ rúng cho hàng chục năm được gọi là hòa bình. Để rồi giờ đây sự thật bẽ bàng là tổ quốc đã bị lợi dụng, dân lành chỉ là công cụ cho một cuộc chiến phi nghĩa.

Khi mà Trung Cộng đang ngang tàng trên quê hương ta, khi mà Biển Đông dậy sóng, khi mà kinh tế, chính trị, quân sự bị chi phối lệ thuộc nước láng giềng. Và thê thảm thay, lời phản đối của dân chúng lại bị trừng phạt bởi những kẻ cầm quyền: án tù cho những cựu binh như nhà thơ Trần Đức Thạch (mới bị bắt lần hai) hay Lê Đình Lượng, cho sinh viên và roi đòn cho những người biểu tình chống “Luật đặc khu.”

Và đó là lúc những vết thương lại rỉ máu, khi vẫn còn những bước chân ra đi và những tiếng ca trong bữa tiệc ngày đổ máu. Ngẫm mà xem, chúng ta trong tư cách quốc gia đã có gì xứng đáng để tự hào – hay là những tượng đài cao to?

Sám hối!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.