Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Họp báo với đồng cấp Takeo Akiba của Nhật Bản và Cho Tae Yong của Hàn Quốc, Cố vấn An Ninh Quốc Gia của phủ tổng thống Mỹ nhấn mạnh đến những cam kết bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải tại những vùng biển có tranh chấp chủ quyền. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại trong thời gian gần đây, tàu chiến của Mỹ và của nhiều nước phương Tây thường quyên tuần tra qua eo biển Đài Loan và ở khu vực Biển Đông, tăng cường hiện diện tại các vùng biển quốc tế. Nhưng điều đó đủ khiến Bắc Kinh thịnh nộ.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol liên tục củng cố liên hệ giữa Seoul và Washington để đối phó với những “mối đe dọa càng lúc càng lớn” xuất phát từ Bắc Triều Tiên. Chế độ Bình Nhưỡng đã có vũ khí hạt nhân. Cũng trong mục đích này, Seoul nỗ lực vượt lên trên những bất đồng từ quá khứ lịch sử, để sưởi ấm quan hệ với Tokyo. Nhật Bản là một đồng minh khác của Mỹ tại Đông Bắc Á.

Cuộc họp tại Seoul lần này là bước kết tiếp từ hội nghị ở Camp David hồi tháng 08/2023. Mỹ – Nhật – Hàn cam kết “mở ra một chương mới trong hợp tác ba bên về an ninh.” Cũng tại hội nghị này, Washington và hai đồng minh châu Á đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc có thái độ hung hăng ở Biển Đông.

Trước đó, tổng thống Hàn Quốc báo động: căng thẳng tại eo biển Đài Loan xuất phát từ tham vọng của Bắc Kinh muốn “dùng sức mạnh quân sự thay đổi nguyên trạng ở eo biển Đài Loan.” Điều đó không cấm cản lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc họp thượng đỉnh bên lề Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11/2023 tại Los Angeles, Hoa Kỳ.

Thanh Hà

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.