An ninh ngăn tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung do sợ “lợi dụng để phá phách”

Người Hà Nội tưởng niệm các liệt sỹ chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 16/2/2023. Ảnh: Đặng Phương Bích
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lực lượng an ninh ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội tiếp tục ngăn trở người dân tưởng niệm đồng bào bị Trung Quốc giết hại trong cuộc xâm lược ở sáu tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam 44 năm trước.

Ghi nhận trong ngày 17/2/2023, nhà chức trách ở các địa phương đưa các lực lượng như công an, dân phòng và bảo vệ tổ dân phố… đến canh giữ gần tư gia của người hoạt động, cùng với việc đưa quân phong toả các địa điểm như tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hay tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, TP.HCM.

Nhà thơ Hoàng Thuỵ Hưng (Hoàng Hưng), một thành viên trong Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết ông và vợ bị chặn ngay gần nhà khi họ định đi ra bến Bạch Đằng vào sáng thứ sáu.

“Hai vợ chồng tôi chuẩn bị hương để đi ra tưởng niệm nhưng vừa ra tới cổng chung cư thì có hai anh an ninh lễ phép ngăn lại và nói ‘hôm nay bác đừng đi đâu cả.’

Họ nói ‘Chúng cháu được lệnh không để hai bác đi. Việc tưởng niệm thì cũng chính đáng thôi nhưng sợ bị lợi dụng để phá phách nên các bác thông cảm, trong ngày hôm nay đừng đi đâu.’”

Ông Hưng cho biết vợ ông có hai người em, một người hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc ở biên giới phía bắc, người khác ngã xuống ở chiến trường Tây Nam trong cuộc chiến với Pol Pot, Campuchia.

Do sự ngăn cản của lực lượng an ninh, vợ chồng ông phải quay về nhà và tưởng niệm trong không gian kín.

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho biết ông có ra được bến Bạch Đằng để thắp hương ở chân tượng Trần Hưng Đạo, bởi vì ông đã đi khỏi nhà từ năm hôm trước.

Sáng sớm ngày 17/2 ông quay về thành phố và đứng ẩn ở một nơi gần tượng đài để [chờ] những người khác vì hẹn nhau cùng có mặt lúc 8 giờ 30, tuy nhiên ông không thấy một người quen nào đến được gần khu vực tượng đài.

Ông cho biết, chính quyền vẫn để cho người dân thắp nhang tưởng niệm nhưng “những người nhạy cảm như ông Hoàng Hưng, tôi hay ông Trang (giáo sư Mạc Văn Trang- PV)” vẫn tìm cách giữ ở nhà.

Ở Hà Nội, bà Hoàng Hà cho biết chính quyền địa phương tiếp tục ngăn trở như đã làm nhiều năm qua. Bà nói:

Nhà chị vẫn bị canh. Từ tối hôm qua đã gọi điện và đến tận nhà để xem chị có ở nhà hay không. Sáng nay thì đưa người đến canh.

Tuy nhiên, bà Hoàng Hà ngồi sau xe máy của con gái để ra khỏi nhà mà không bị chặn lại, không biết là do họ không phát hiện ra hay là họ lờ đi.

Tuy nhiên, họ vẫn ở lại canh cho đến khi bà trở về sau khi thắp hương cho các liệt sỹ ở Nghĩa trang Tây Tựu (huyện Từ Liêm), nơi có hàng nghìn mộ những người lính hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc.

Ông Lê Hoàng, một thành viên tích cực của No-U Hà Nội cho biết sáng sớm, công an khu vực đã đến hỏi thăm, và sau đó bỏ đi uống cà phê sáng khi được ông cho biết có thể đi thắp hương ở nghĩa trang.

Sáng nay sớm lắm, khi tôi còn chưa đi làm, công an khu vực đến hỏi có chương trình tưởng niệm gì không. Tôi có nói tầm trưa có thể sẽ đến nghĩa trang Tây Tựu thắp hương. Người này nónghĩa trang thì được, chứ đừng ra Bờ Hồ kẻo bọn anh lại canh chặn và phiền em.”

Ông Lê Hoàng cho biết khi đi ngang qua khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ, ông thấy có nhiều công an và dân phòng đứng ở đây sẵn sàng can thiệp khi có đông người tụ tập.

Tuy nhiên, cả ông Lê Thân, bà Hoàng Hà và ông Lê Hoàng cho biết thái độ của phía an ninh có phần mềm mỏng hơn những năm trước.

Ông Lê Thân cho biết khi phát hiện ra ông, một số nhân viên an ninh quen mặt đến nói chuyện với ông và cùng ông thắp hương. Ở chân tượng còn có bàn nhỏ với cốc nước, bình hoa và hương để người dân tưởng niệm, một điều không có trong những năm trước đây.

Ông cho biết trong vài năm gần đây, lực lượng an ninh áp dụng nhiều biện pháp gắt gao, sẵn sàng câu lưu những người hoạt động hay những trí thức có tên tuổi khi họ tiến gần khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo.

Bà Hoàng Hà cho rằng, an ninh năm nay cũng nới lỏng và do vậy bà có thể rời khỏi nhà. Ở nghĩa trang Tây Tựu vẫn có nhiều an ninh và họ quay phim những người đến thắp hương và viếng mộ nhưng không có hành động cản trở gì và thái độ cũng ôn hoà hơn so với các năm trước.

Còn ông Lê Hoàng kể lại, an ninh các năm trước đến canh nhà ông từ hôm trước buổi tưởng niệm, và đóng chốt cả ngày. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt hoặc câu lưu trong những dịp kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Quốc như vậy.

Tuy năm nay lực lượng an ninh không chặn việc tưởng niệm một cách gắt gao, nhưng truyền thông nhà nước im lặng hoặc nhắc lại sự kiện Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam mùa xuân năm 1979 một cách không đầy đủ, không dám nêu đích danh tên của “nước láng giềng to xác xấu bụng” mà chỉ nói “cuộc chiến biên giới.”

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.