Anh Ba bị nguy rồi?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi nhận bản án 13 năm tù giam trong vụ án “chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện Thái Bình”, ông Đinh La Thăng bị đưa ra tòa lần thứ hai vào ngày 19 tháng 3 vừa qua.

Lần này cũng với tội danh cố ý làm trái, Thăng bị xét xử về trách nhiệm góp vốn 800 tỷ đồng (tương đương khoảng 40 triệu đô-la) vào Ngân Hàng Đại Dương (OceanBank). Số tiền đầu tư này bị mất trắng khi OceanBank của Hà Văn Thắm bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng do làm ăn thua lỗ.

Ngày 22 Tháng 3 tự bào chữa trước tòa, ông Đinh La Thăng cho rằng mình vô tội trong vụ mất mát 800 tỷ đồng này. Lý do là việc đầu tư vào OceanBank được quy định 2 điều kiện cần và đủ: 1/ được sự đồng ý của Thủ tướng và 2/ Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ông Thăng cho rằng khi quyết định việc PVN bỏ tiền ra, ông có đủ 2 điều kiện đó. Như vậy theo Thăng khẳng định ông ta không “cố ý làm trái” như cáo trạng nêu ra.

Trong phát ngôn của Đinh La Thăng về chi tiết liên quan đến Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng, người ta thấy có hai điều đáng nói:

Thứ nhất, thật sự trong cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn dầu khi, ông Đinh La Thăng chính là người tự quyết định mang 800 tỷ của PVN đầu tư vào OceanBank của Hà Văn Thắm mà không qua ý kiến hay quyết định của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT). Nhưng theo ông Thăng thì không có quy định nào buộc Chủ tịch phải báo cáo Hội đồng Quản trị mà chỉ cần Thủ tướng đồng ý là đủ.

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 22-3-2018. Ảnh: soha.vn

Đứng trước tòa lần thứ hai, tại sao họ Đinh dám nói như vậy vì ông Thăng quả quyết một điều rất quan trọng là đã có tham khảo ý kiến với “anh Ba” và dĩ nhiên anh Ba nói “go head”. Như vậy là quá sướng và quá yên tâm rồi, còn gì mà không ký quyết định mang tiền đi đầu tư. Còn chuyện dùng 800 tỷ đồng của nhà nước đầu tư ra bên ngoài có lợi cho ai, có lẽ chỉ có ông Thăng và “anh Ba” mới biết mà thôi. Vả lại so với tiền tỷ mà các công ty nhà nước đem đổ sông đổ biển thì 800 tỷ đồng tương đương 40 triệu Mỹ Kim thì có nghĩa lý gì.

Anh Ba lúc đó không những là Thủ tướng mà còn là Tư lệnh của hàng chục Tập Đoàn Kinh Tế do chính ông ta thành lập và bố trí đàn em vào chức vụ lãnh đạo. Người ta còn nhớ trước đây khi các Tổng công ty nối đuôi nhau sập tiệm, anh Ba đâu có hề hấn gì, cùng lắm là tuyên bố một câu cho phải đạo trong vụ Vinashin… “Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai.”

Thủ tướng lúc đó như ông Tư Lệnh Chiến Trường, cấp chủ tịch HĐQT của Thăng cũng giống như sĩ quan đang cầm quân. Theo đúng nguyên tắc chỉ huy, muốn hỏi lệnh lạc hay yêu cầu có cho xung phong hay không thì hỏi ý kiến của tư lệnh chứ làm sao hỏi lính là các thành viên HĐQT được. Do đó ông Đinh La Thăng góp vốn vào OceanBank là hoàn toàn hợp lý, không làm gì sai theo lời tự bào chữa trước tòa. Cũng chính vì thế mà ông Thăng còn ví von rằng làm chuyện đầu tư này giống như “gả chồng cho một cô gái xinh đẹp. Nếu cô gái xinh đẹp chưa có chồng thì đương nhiên khác với cô gái xinh đẹp mà có chồng!”

Vậy để xác nhận lời khai của bị cáo, tòa không còn cách nào hơn phải mời anh Ba ra đối chất để tìm ra sự thật. Nếu điều này xảy ra, đây là một quyết định nằm trong tay Tổng bí thư Trọng có muốn đẩy cuộc chơi tới bến hay không?

Lý do triệu tập nhân chứng thì đã quá rõ ràng qua lời khai trước tòa của bị cáo Đinh La Thăng. Nếu không, tòa án chỉ diễn một màn gượng gạo xử ép Thăng, biến chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng thành chiến dịch đốt ruồi dọa hổ làm trò cười cho thiên hạ.

Thứ hai, về việc thoái vốn các công ty có vốn đầu tư nhà nước, ông Đinh La Thăng giải thích rằng nếu anh Ba đồng ý thoái vốn vào năm 2011 thì PVN đâu mất 800 tỷ đồng. Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại OceanBank với giá 0 đồng cũng không đúng pháp luật, dẫn đến sự kiện PVN chịu cảnh tiền mất tật mang. Nhưng chính vì Thủ tướng không đồng ý thoái vốn và họ Đinh sau đó đã rời PVN về làm Bộ trưởng Bộ Giao thông thì đâu còn trách nhiệm mất vốn hay còn vốn? Nếu mất vốn thì phải truy ra nguời kế nhiệm làm ăn bê bối với anh Ba mới phải, sao lại truy tố Thăng. Rõ ràng giờ đây mọi tội lỗi đều trút lên đầu của anh Ba “tử tế” hết !

Tuy luật pháp bình thường không thể tha thứ cho ông Đinh La Thăng vì trong một thời gian dài PVN là một ổ tham nhũng hạng nặng của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng tội nghiệp cho họ Đinh bây giờ như đứa trẻ lạc mẹ khóc giữa chợ đời, nhìn quanh chỉ thấy những gương mặt thất thần của đám đàn em trong Tập Đoàn Dầu Khí khi xưa. Không thể làm gì khác hơn là nhân dịp ông Trọng đề cao “chủ nghĩa nhân văn”, ông Thăng thành thật khai báo vai trò anh Ba thủ tướng mong tránh cảnh chung thân trong tù.

Nhưng họ Đinh đâu có biết đó là chiêu độc của Nguyễn Phú Trọng, dùng sự thương hại, giả nhân giả nghĩa đối với họ Đinh để bắt đầu cho vây đánh anh Ba trong thời gian tới. Có lẽ anh Ba cũng đoán biết được như thế nên khi nhìn mặt anh Ba lúc đứng trước linh cửu ông Sáu Khải lại thấy buồn buồn.

Không biết anh Ba buồn Sáu Khải chết hay buồn cho thân phận mình sắp nguy đến nơi rồi…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.