“Anh cướp”

Trạm thu phí BOT Dầu Giây. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lần đầu tiên, thấy dân mạng “trân trọng” gọi cướp bằng… anh. Chuyện bề ngoài có vẻ vui vui nhưng ngẫm ra lại vừa buồn, vừa chua cay. Đó là vụ hai tên cướp đột nhập vào phòng kế toán Trạm thu phí Dầu Giây khoắng đi 2,22 tỉ đồng hôm mùng 4 tết, giữa ban ngày. Không biết con số này đã bao gồm 80 triệu đồng hai tên cướp đánh rơi ở hiện trường chưa, nếu chưa thì số tiền bị cướp là 2,3 tỉ.

Con số hơn 2 tỉ làm dư luận giật mình. Người ta tính ra, mới tiền thu phí BOT của 1 ca đã là 2 tỉ (hào phóng bỏ qua con số lẻ) thì 1 ngày 3 ca phải là 6 tỉ, rồi từ đó tính ra 1 tháng, 1 năm riêng trạm này thu là bao nhiêu. Người nhà BOT giải thích không phải vậy mà số tiền ấy của nhiều ca dồn lại. Tất nhiên giải thích thì cứ giải thích, còn tin hay không lại là chuyện khác, nó phụ thuộc về độ tin cậy của dư luận đối với nhà BOT mà tin nhà BOT có lẽ chỉ là người thần kinh có vấn đề.

Vụ cướp này làm cho cư dân mạng hả hê, không phải vì bắt được kẻ gian mà vì lòi ra số tiền thu phí BOT khủng như thế nào. Dân mạng vốn vui tính, hài hước nên gọi hai tên cướp bằng… anh. Người đề nghị ân xá, người đề nghị thưởng công, thậm chí có người còn đề nghị phong… anh hùng cho hai “anh cướp”.

Chứ không à. Vì ngoài các “anh” thì còn ai tìm ra con số thực thu của BOT là bao nhiêu. Dựa vào báo cáo ư? Không ai điên mà tin vào báo cáo. Thanh tra ư? Không phải thanh tra không có trình độ mà tìm đâu ra thanh tra nào vượt qua được cám dỗ của đồng tiền. Vì vậy mới có câu: “Thanh tra, thanh mẹ, thanh dì/ Cứ có phong bì là nó thanh kiu.”

Ví dụ, với khối tài sản đồ sộ của nguyên tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, chẳng có thanh tra nào kết luận được trong đó có 1 đồng tham nhũng, đành chỉ biết đến lời giải thích của ông ta là “tôi lao động đến thối cả móng tay”. Hay biệt phủ của Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cũng chỉ biết do “buôn chổi đót” mà có. Có thể nhắc thêm ông Nguyễn Sĩ Kỷ, Phó ban nội chính tỉnh ủy Đăk Lăk kể lể rất bi thương rằng để xây được biệt thự phải chạy xe ôm, nuôi heo nuôi gà…

Không chỉ các “anh cướp” có công tìm ra BOT nhiều tiền như thế nào mà cả các “anh trộm” cũng có công phát hiện ra sự giàu có của quan chức. Càng ngày, càng có nhiều vụ trộm viếng thăm nhà quan chức lấy đi hàng tỉ đồng tiền mặt mỗi vụ. Quan chức ở đây đủ mặt: cán bộ tòa án, viện kiểm sát, công an, chủ tịch ủy ban các cấp… Ngay cả nhà ông Nguyễn Thế Thảo, lúc đương kim chủ tịch Hà Nội, trộm cũng không bỏ qua. Không phải trộm thương dân thường hay có mối thù giai cấp với quan chức mà đơn giản là nhà quan chức mới lắm tiền. Điều này không ai có thể bác bỏ. Vì vậy, có quan chức mất trộm không dám báo hoặc khai bớt đi số tài sản bị mất.

Trở lại vụ cướp đột nhập vào trạm BOT Dầu Giây. Từ mấy năm nay, BOT là nỗi nhức nhối của xã hội. Đi đường cao tốc phải trả phí là lẽ thường nhưng anh em lái xe bức xúc ở chỗ, vị trí đặt trạm nhập nhằng, đi đường quốc lộ cũng bị thu phí, thu phí quá cao, hoặc hoàn vốn rồi vẫn tiếp tục thu phí. Vì vậy mới xảy ra “chiến tranh tiền lẻ” gay gắt, quyết liệt và dai dẳng, mà khởi đầu là BOT Cai Lậy vào nửa cuối năm 2017. Được biết, cả nước có tới 17 trạm đặt sai vị trí trên tổng số 67 trạm đang thu phí trên cả nước. Chẳng oan ức gì khi người ta gọi BOT là trạm hút máu dân.

Nếu chỉ đơn giản là thu phí BOT để hoàn vốn đã bỏ ra thì chẳng ai nói. Vấn đề là gian lận trong việc thu phí. Không có gì dễ thu, thu tùy tiện và thoải mái như thu phí BOT. Không có chuyện chậm trễ, xin khất như thu thuế lại còn được tùy ý định giá. Tuy nhiên, cái lợi trong việc kéo dài thời gian thu hồi vốn là thứ lợi gần như chẳng mất gì ngoài việc mất công thu phí. Đây là cái lợi do ăn không của xã hội. Vì vậy, nhà BOT tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian thu hồi vốn.

Cách duy nhất để kéo dài thời gian thu hồi vốn là khai gian doanh thu. Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có lần cho biết có tuyến đường BOT nhà đầu tư nói 1 ngày thu 1 tỷ đồng tiền phí nhưng dư luận phản ánh thực tế số tiền tới 3 – 4 tỷ đồng.

Chỉ cần lấy con số cận dưới là 3 tỉ, thì việc thu 3 khai 1 đã làm cho thời gian thu hồi vốn kéo dài ra gấp 3. Nói cách khác, nếu một BOT do khai gian mà được phép thu phí trong vòng 20 năm, thì trên thực tế chỉ cần chưa đến 7 năm đã thu hồi đủ. 14 năm còn lại là ăn không của xã hội, mà trực tiếp là anh em lái xe.

Vì vậy, cư dân mạng gọi vụ cướp BOT Dầy Giây sáng mùng 4 tết Kỷ Hợi là cháy nhà ra mặt… BOT. Hai “anh cướp” trong vụ này được cư dân mạng “tôn vinh” một cách sâu cay là vì thế.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.