Bầu tổng thống Sri Lanka: Lãnh đạo đối lập rút, để dồn phiếu cho đồng minh

Trụ sở Quốc Hội Sri Lanka tại thủ đô Colombo, ngày 16/07/2022. Ảnh: AP - Rafiq Maqbool
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sri Lanka trước cơ hội thay đổi. Ngày mai, 20/07/2022, Quốc Hội nước này sẽ bầu tổng thống mới, thay thế cho cựu tổng thống vừa trốn khỏi Sri Lanka, để lại một đất nước chìm trong khủng hoảng. Hôm nay, 19/07, lãnh đạo đối lập chủ chốt Sajith Premadasa quyết định không ra tranh cử, để gia tăng cơ hội thắng cử cho một đồng minh, người duy nhất có hy vọng đánh bại tổng thống tạm quyền cùng phe với cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. 

Theo AFP, ít phút trước thời điểm Quốc Hội chính thức thông báo danh sách ứng cử viên  tổng thống, trên mạng Twitter, lãnh đạo đối lập chủ chốt thuộc đảng SJB đã thông báo rút khỏi cuộc tranh cử. Chính trị gia Sajith Premadasa cho biết rõ quyết định nói trên là “vì lợi ích lớn của đất nước. Lãnh đạo đối lập tuyên bố ủng hộ ứng viên Dullas Alahapperuma, cựu Bộ trưởng Giáo Dục, người đã ly khai khỏi đảng cầm quyền SLPP. Ông Dullas Alahapperuma, 63 tuổi, là một cựu phóng viên, nhà tranh đấu nhân quyền cuối thập niên 1980.

AFP dẫn lại thông tin từ một dân biểu đối lập đảng SJB cho biết, trong đêm qua, lãnh đạo đối lập và cựu bộ trưởng Giáo Dục đã đạt được một thỏa thuận lập liên minh. Hai bên đã thống nhất về một “cương lĩnh hành động tối thiểu.” Nếu ông Alahapperuma đắc cử tổng thống, lãnh đạo đối lập sẽ được bổ nhiệm làm thủ tướng.

Theo thông báo của Quốc Hội Sri Lanka, có ba ứng cử viên tổng thống. Ngoài hai ứng cử viên chủ chốt nói trên, còn có ông Anura Dissanayake, 53 tuổi, lãnh đạo đảng cánh tả JVP, có ba ghế trong Quốc Hội.

Việc lãnh đạo đối lập rút khỏi cuộc tranh cử làm gia tăng khả năng thắng cử đối với ứng viên cựu bộ trưởng Giáo Dục. Về mặt chính thức, đảng cầm quyền SLPP, chiếm đa số trong Quốc Hội hiện nay, ủng hộ tổng thống tạm quyền Ranil Wickremesinghe, 73 tuổi.

Theo AFP, đối với đông đảo người dân Sri Lanka tham gia phong trào tranh đấu đòi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức, quyền Tổng thống Wickremesinghe là một đồng minh, người bảo vệ gia tộc Rajapaksa. Hiện tại cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa (2005-2015), anh trai của tổng thống vừa bỏ chạy, vẫn ở lại đất nước. Theo một số nguồn tin nội bộ, nhân vật có thế lực này đang gây nhiều sức ép để các nghị sĩ đảng SLPP ủng hộ tổng thống tạm quyền.

Tổng thống tạm quyền Ranil Wickremesinghe vừa tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp, từ hôm qua, 18/07, dành nhiều quyền hạn hơn cho cảnh sát và các lực lượng an ninh. Những người biểu tình dự kiến sẽ tập hợp đông đảo tại thủ đô vào cuối ngày hôm nay để yêu cầu quyền tổng thống từ chức.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.