Bệnh tư duy lệch lạc!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm nào cũng vậy, như một điệp khúc được hát đi hát lại về vấn nạn Giáo dục Việt Nam. Học sinh, sinh viên Việt Nam bước vào năm học mới 2018 – 2019, vấn đề giáo dục lại dậy sóng trên mạng xã hội qua vụ sách tập đọc Tiếng Việt Lớp 1 – Công nghệ giáo dục của ông Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Dường như vấn đề này chỉ là giọt nước làm tràn ly trong hàng chuỗi sai lầm của hệ thống Giáo dục Việt Nam, cho nên dư luận bức xúc, nổi dậy là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nó không bình thường ở chỗ, từ lãnh đạo cho đến hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN lại coi phản ứng của người dân giống như “cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu”.

Hôm 18/9, trên trang Quân đội nhân dân viết bài “Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam” theo kiểu miệt thị, khinh chê và quy kết người dân, phụ huynh lên tiếng là có ý đồ, toan tính xấu.

Trong một góc nhìn khách quan thực tế vấn đề qua vụ dậy sóng này chúng ta thấy ít nhất có ba điều bất cập của Giáo Dục Việt Nam.

Thứ nhất là, chương trình Công nghệ giáo dục của ông Giáo sư Hồ Ngọc Đại thực nghiệm kéo dài đến 40 năm trên 800 ngàn học sinh lớp 1 trong nhiều năm dài mà không có kết luận, quả là điều bất thường. Một chương trình Giáo dục mà biến các em học sinh trở thành những con chuột bạch để thí nghiệm thì quả là quá coi thường con em mình, thế hệ tương lai của đất nước.

Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cộng sản trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 12/9, “Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông, Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm rồi. Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy. Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành giờ khổ sở quá vậy. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá.”

Thứ hai là, chương trình giáo dục này mang lại lợi nhuận bán sách giáo khoa một cách độc quyền của ban giảng huấn lên đến 13 triệu Mỹ kim cũng là điều bất thường khi mà sách giáo khoa, ít nhất phụ huynh phải sử dụng trong nhiều năm. Quá hoang phí.

Trong một báo cáo của Nhà Xuất bản Giáo dục cho thấy, tổng doanh thu năm 2018 của NXB GDVN dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 1.203 tỷ đồng, năm 2016 là 1.147 tỷ đồng và năm 2015 là 1.041 tỷ đồng. Số tiền bán sách giáo khoa lớp 1 của công nghệ giáo dục hiện nay thu vào 272 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 1/5 tổng số tiền xuất bản sách giáo khoa hàng năm.

Đây là một thị phần béo bở và trở thành mục tiêu tranh chấp lợi nhuận của những sách giáo khoa lớp 1 khác, cuối cùng thì người dân lại quay cuồng điên đảo để con em mình có được sách tới trường.

Tính từ năm 2002 đến 2009, tiền thuế của người dân đã chi để thực hiện đợt đổi mới nội dung sách lên tới 2 tỉ đô la.

Nhiều quốc gia trên thế giới, sách giáo khoa được cung cấp miễn phí cho học sinh. Trớ trêu thay Việt Nam là một nước nghèo lại phải bỏ ra những khoản tiền quá lớn để biên soạn, nhập giấy từ nước ngoài để in ấn, phát hành sách giáo khoa rồi bán lại cho học sinh.

Thứ ba là, không thống nhất được sách giáo khoa mà cứ cho thực nghiệm lung tung rốt cuộc sự thăng tiến tư duy trong học tập của học sinh không thể cân đo đong đếm như các quốc gia bình thường. Rốt cuộc các em học sinh và gia đình phải chạy điểm và chạy đề thi.

Thực tế sai sót tồn tại trong các bộ sách giáo khoa đã xảy ra bấy lâu nay, in sai sách giáo khoa, chương trình dạy và học, cũng như sách giáo khoa Việt Nam không thống nhất và phải chính sửa triền miên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến kiến thức và sự hiểu biết của học trò.

Một nền Giáo dục chỉ biết chạy theo lợi nhuận, tham nhũng mà quên nhân bản, dân tộc và khai phóng thì học sinh làm sao lớn nổi thành người, cội nguồn lịch sử dân tộc làm sao học sinh biết được, tư duy của học sinh ngày càng thụ động. Thay vào đó là đổi tình lấy điểm, là tiêu cực trong hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, là bạo lực học đường, là học sinh không biết lịch sử Việt Nam…

Đó là hạn chế, sai phạm bởi các cơ chế quản lý nhiều tầng tầng lớp lớp hiện nay của ngành Giáo dục và toàn bộ hệ thống quản lý Nhà nước của Việt Nam. Đó cũng là bản chất vốn có của hệ thống cầm quyền cộng sản. Thay vì phải cải sửa và xin lỗi toàn dân về những sai phạm của ngành Giáo dục hiện hành thì lại cho những tên bồi bút viết bài lếu láo xúc phạm người dân, phụ huynh và học sinh như trong bài viết của tờ Quân đội nhân dân.

Tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu? Giáo dục là Quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Thế nhưng, với sự cai trị của chế độ cộng sản thì quốc sách đó là tham nhũng, tương lai đó là dấu chấm hết cho một đất nước 4000 năm văn hiến.

Portland, OR 9/20/2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.