Câu chuyện 300 bộ áo dài của bà Kim Ngân!

Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là có hơn 300 bộ áo dài đắt tiền do nhà thiết kế nổi tiếng thiết kế. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu chuyện nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung tiết lộ là đã may cho bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân khoảng 300 bộ áo dài từ năm 2016 cho đến nay, gây ra một số những phản ứng khác nhau trong dư luận. Có người thì cho là bà Ngân cần nhiều bộ áo dài như vậy để tiếp khách và là khuôn mặt “ngoại giao” của đảng; nhưng đa số thì cho đó là một sự phí phạm, trong lúc đất nước đang bị kiệt quệ ngân sách vì nạn tham ô nhũng lạm quá mức ở mọi cấp.

Mỗi bộ áo dài của bà Kim Ngân sẽ tốn từ vài chục hay đến trăm triệu, và với 300 bộ của Võ Việt Chung thì ngân sách phải chi không thể dưới 30 tỷ đồng. Mặc dù đây là khoản tiền chi không từ túi riêng của bà chủ tịch Quốc Hội mà từ ngân sách của nhà nước, nhưng phải nói là con số tiền khủng.

Từ câu chuyện bà Kim Ngân có 300 chiếc áo dài, làm người ta liên tưởng đến chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ… đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó thủ đắc.

Năm 2017, bà Châu Thị Thu Nga đã khai trước tòa là bà ta mua chiếc ghế đại biểu quốc hội 1,5 triệu đô la, thế nhưng ai bán cho bà Nga chiếc ghế 1,5 triệu đô đó thì chẳng thấy tòa nói. Qua sự kiện này, người ta thấy gì? Để may 300 chiếc áo dài trị giá 1,5 triệu Mỹ Kim, thực ra chỉ bằng một cái gật đầu bán một trong 500 chiếc ghế tại Quốc Hội mà thôi.

Chuyện quan chức đảng và nhà nước sống xa hoa trên sự khốn cùng của người dân đã có từ thời ông Hồ Chí Minh. Mặt trước giản dị để mị dân, mặt sau thì kinh khủng. Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến, một khung cảnh xa hoa đến choáng ngợp. Những bàn, ghế được dát vàng sáng loáng y hệt như ngai vàng thời phong kiến. Tiền đâu ra mà họ sử dụng nó xa hoa đến vậy? Câu trả lời là sự nghèo khổ của nhân dân, đất nước tụt hậu là cái giá cho sự sống xa hoa đó.

Tờ Thời Báo Tài Chính Việt Nam, ngày 16 tháng Giêng, 2018 có đăng bài “Xuất khẩu lao động đạt số lượng kỷ lục trong năm 2017”, thì hằng năm Việt Nam có cả trăm ngàn người phải bỏ xứ làm culi nước ngoài để kiếm “ngoại tệ mạnh” về cho đất nước. Tờ Đất Việt cũng cho con số, mỗi năm có 18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm.

Vì sống không nổi tại Việt Nam mà dân Việt đã trở thành miếng mồi ngon cho bọn buôn người quốc tế. Chuyện phụ nữ trẻ em bị bọn buôn người bắt cóc bán sang Trung Quốc là chuyện thường ngày ở huyện, và hiện nay đang nóng vụ 472 trẻ em Việt Nam bị mất tích tại Berlin. Đây là nỗi buồn nỗi hận cho một dân tộc bị bức tử, bị đảng và nhà nước bóc lột để phục vụ cho thói xa hoa tột cùng của họ, không còn cách nào khác nhân dân phải túa ra nước ngoài làm culi và bán dâm để gởi đô la về nước nuôi những tầng lớp này, và rất nhiều trong họ là nạn nhân của bọn buôn người.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý I năm 2019 gần 1,1 triệu người. Người dân đang đói khổ hiện có 2.149.000 hộ nghèo. Đó chỉ là phần nổi, những phần khác chưa thống kê số lượng được bao gồm: số lượng người bán vé số tại Việt Nam, công nhân lao động phổ thông, người vô gia cư, trẻ em không được đi học, trẻ đi ăn xin.

Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quá triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23 tháng Mười Một, 2018, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật.”

Người dân rất quan tâm tới trí tuệ, phẩm cách vì dân vì nước của các lãnh đạo cao cấp, trong đó có bà Kim Ngân. Mấy ai quan tâm tới 300 bộ áo dài, khi mà gánh nặng thuế má còn è vai, lúc nào cũng phải chổng mông, bán mặt cho đất bán lưng cho trời?

Con người được sinh ra họ hướng tới điều gì? Thứ nhất là tự do, thứ nhì là sự thịnh vượng, 2 yếu tố này sẽ cấu thành chất lượng cuộc sống cho cá nhân, và cũng chính 2 yếu tố này cấu thành sự cường thịnh cho một quốc gia. Dưới chế độ CS, người dân Việt Nam bị tước bỏ mất 2 yếu tố này, chính vì vậy mà hiện nay, người Việt Nam đang tìm cách ra nước ngoài bằng nhiều cách: tị nạn giáo dục, tị nạn kinh tế, tị nạn tôn giáo, tị nạn sắc tộc, tị nạn chính trị v.v… Nếu nói “Giấc mơ Mỹ” là cục nam châm hút mọi người trên thế giới di cư vào Mỹ, thì với tình cảnh hiện nay của đất nước, có thể gọi cảnh này là “Ác mộng Việt”. Chính ác mộng này đã xua đuổi dân Việt tìm cách thoát khỏi đất nước hình chữ S đầy khó nhọc này.

Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp Hội Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) công bố hôm 10 tháng Năm, 2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.

Còn theo thống kê của Hiệp Hội Địa Ốc Quốc Gia Mỹ (NAR) thì từ tháng Tư, 2016 đến tháng Ba, 2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.

Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ phong kiến và người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Gần 100 năm sau, khẩu hiệu nói trên vẫn là khẩu hiệu vì tại Việt Nam ngày nay, vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.

Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi phong kiến, thực dân, tư bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.

Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’

Diễm Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.