Câu chuyện cô giáo quỳ gối

Hình ảnh cô giáo quỳ gối trước sân UBND tỉnh Đắk Lắk để đưa đơn khiếu nại gây phản ứng mạnh trong dư luận.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa lúc mọi người thất vọng về thái độ của lãnh đạo đảng CSVN “thập thò” đối phó với tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 của Trung Quốc, thì trên mạng xã hội vào ngày 6 tháng Tám, đã lan truyền một hình ảnh thật đáng buồn.

Người phụ nữ quỳ gối trong video clip được xác nhận là cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh. Sáng hôm 6 tháng Tám, cô giáo Anh đã cùng với một đồng nghiệp đưa đơn đến UBND tỉnh Đắk Lắk để xin gặp lãnh đạo nhằm trình bày một khiếu nại trong nghề nghiệp. Mặc dù làm đúng thủ tục tại văn phòng ghi danh tiếp công dân, nhưng tại đây hai cô giáo đã bị cán bộ tiếp dân từ chối, không cho ghi tên vì cho là “vụ việc đã được giải quyết”. Hai cô giáo đã mang đơn và đến thẳng văn phòng UBND ngồi chờ, từ 9 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn không có cán bộ nào ra tiếp. Cô giáo Hoa Anh, do bực tức nên đã quỳ xuống để mong có người nhìn thấy hành động tuyệt vọng của mình. Quả nhiên lúc này cán bộ tiếp dân vội vàng cho người ra nhận đơn.

Câu chuyện đến đây chưa phải là chấm dứt và nó cũng chẳng phải là lần đầu tiên mà người dân quỳ lạy cán bộ để kêu oan. Dưới chế độ này, lâu nay ở khắp nơi và ngay trên đầu môi của các lãnh đạo CSVN người ta luôn luôn nghe những lời như tuôn ra từ đáy lòng của cán bộ. Rằng chính quyền luôn luôn tôn trọng ý dân, luôn luôn giải quyết tốt đẹp mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sự kiện cô giáo Hoa Anh phải qùy gối “cầu xin” để được gặp lãnh đạo sau 2 tiếng đồng hồ ngồi chờ, đã cho thấy mặt trái của chế độ “vì dân, do dân.”

Điều nghịch lý hơn nữa, chính quyền CSVN còn lập ra cả một hệ thống Ủy ban tiếp công dân từ trung ương đến địa phương, một hình thức dân chủ tốt đẹp để thực hiện quyền dân. Thế mà ngay ở một tỉnh lớn như Đắk Lắck, cán bộ tiếp dân không làm được nhiệm vụ của mình, dân đòi gặp lãnh đạo tỉnh thì bắt chờ. Dân chờ cho gần hết buổi sáng lại nói lãnh đạo bận việc không tiếp được. Thế nhưng sau đó khi mọi sự vỡ lở, ông chánh văn phòng ủy ban tỉnh Bùi Hồng Quý lại chối phăng rằng không thấy có ai quỳ cả!

Câu chuyện có cô giáo quỳ hay không quỳ trước UBND, tưởng không có gì phải tranh cãi vì hình ảnh ấy đã lan tràn rõ ràng trên các trang mạng xã hội. Ai cũng nhìn thấy, chỉ có ông chánh văn phòng Bùi Hồng Quý không thấy. Nhưng qua hình ảnh quá xót xa ấy của một người làm thầy đã cho người ta thấy 3 ý nghĩa:

Thứ nhất, dưới một chế độ luôn tự hào “nhà nước ta do dân, vì dân”, cơ chế “xin cho” như một ràng buộc tự nhiên nhưng khắt khe mà không ai thoát được. Muốn được việc, người dân phải “xin” và chờ cán bộ “cho”, thậm chí đôi khi phải quỳ như cô giáo Hoa Anh mới được nhận đơn. Trong một khía cạnh khác, hình ảnh người dân quỳ gối nói lên thân phận thấp cổ bé miệng đầy tủi nhục của con người ở Việt Nam hiện nay. Nó hoàn toàn trái ngược với những gì tốt đẹp thường được nhà nước rêu rao và đề cao là ưu việt nhất không đâu sánh bằng.

Thứ hai, khi một cán bộ làm tới chánh văn phòng tỉnh mà thản nhiên chối “không biết, không thấy” có ai quỳ gối trước cổng uỷ ban thì thử hỏi liêm sỉ và nhân tính trong con người cộng sản có hay không? Hay họ là những người có trái tim mù loà trước nguyện vọng người dân? Chẳng những vậy, đây còn là lối hành xử vô trách nhiệm của những người tự hào là “đày tớ nhân dân”. Người ta ngỡ rằng cái thời quan liêu xa xưa của đủ loại cường hào ác bá đã lùi xa trong dĩ vãng, nhưng giờ đây nó vẫn đang ngang nhiên tồn tại trên một đất nước được đề cao là do dân làm chủ.

Thứ ba, phải chăng người dân trong hệ thống chính quyền độc tài khắc nghiệt của CSVN chỉ còn biết quỳ gối van xin chứ không biết làm gì hơn? Nếu đó là sự thật thì phản biện, đấu tranh không lẽ chỉ dành cho một số ít người. Vì vậy, trước cường quyền bất công đè nặng trong đời sống, thái độ mọi người phải thay đổi. Có lẽ đã đến lúc người Việt Nam không nên tiếp tục hành xử bằng hình thức tiêu cực quỳ lạy, van xin. Mà hãy mạnh dạn vứt đi cơ chế “xin-cho”, thực hiện đúng với quyền dân. Nhất là phải bảo nhau, đây là lúc ngẩng cao đầu đòi công lý và công bằng cho bản thân mình.

Tóm lại qua hình ảnh cô giáo Hoa Anh quỳ trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân để xin được gặp lãnh đạo cho thấy một hình ảnh “thấp cổ bé miệng” của người dân. Nhưng cũng chính vì nhiều người cứ sống trong tư duy bất lực, hở ra là đưa phong bì hay quỳ lạy nên đã tạo ra một guồng máy cực quyền phi lý. Cần phải chấm dứt cảnh tái diễn quỳ lạy, van xin mà phải hành xử quyền dân, buộc cán bộ phải làm đúng những gì họ quy định trên luật pháp, bằng sức mạnh của số đông.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.