Covid-19 ở Mỹ: Tại sao có trường đóng có trường không đóng?

Một sinh viên sử dụng laptop tại Memorial Church, đại học Harvard, Cambridge (hình minh họ). Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để phòng ngừa Covid-19 lây lan, Việt Nam đã đóng cửa trường từ Tết Nguyên Đán tới nay chưa mở lại. Đó là lúc Việt Nam chỉ mới có 16 bệnh nhân có triệu chứng.

Mỹ tính tới 12 tháng 3 có 1215 ca, 36 người chết, trong 42 tiểu bang và vùng thủ đô D.C. Con số này chưa kể vài chục bệnh nhân được di tản từ Vũ Hán và du thuyền Diamond Princess.

Nhưng nước Mỹ chưa đóng cửa toàn bộ trường học. Rất nhiều trường đại học đã chuyển qua dạy online, ngưng các sinh hoạt đông người. Một số trường như Harvard đóng cửa ký túc xá. Nhưng ở cấp phổ thông thì không như vậy.

Hai bang Ohio và Maryland đã đóng cửa toàn bộ các trường phổ thông, quen gọi là K-12, ý nói từ lớp Kindergarten [mẫu giáo] tới lớp 12. Tuy nhiên, Ohio và Maryland không phải là nơi bị nặng nhất.

Hai tiểu bang bị nặng nhất lúc này là Washington với 366 người bị nhiễm và New York với 217 người. Bang Washington đóng cửa trường học trong các quận hạt King, Snohomish và Pierce, chung quanh thành phố Seattle, cho tới 24 tháng 4. Ngày đó là thứ sáu, nên trên thực tế 27 tháng 4 mới đi học lại. Ở New York cũng chỉ đóng một số trường và cụ thể, các trường trong thành phố New York City vẫn mở cửa.

Nhìn quanh nước Mỹ, tình trạng đóng cửa trường rất là cục bộ. Nơi đóng nơi không đóng. Rất nhiều trường đã đóng, ảnh hưởng tới 4,9 triệu học sinh, nhưng cũng rất nhiều trường còn mở.

Rất nhiều nơi đóng cửa tạm. Thời gian này được một phần là trùng với kỳ nghỉ mùa Xuân (Spring Break) của Mỹ, nên một số trường kéo dài ngày nghỉ. Một đồng nghiệp ở đại học Marist College ở Poughkeepsie, New York, báo tin Spring Break ở đó được kéo dài thành 2 tuần thay vì 1. Một đồng nghiệp khác ở El Paso, Texas, nói các trường K-12 ở đó cũng vậy, nghỉ Spring Break thêm một tuần.

Có thể quý vị độc giả ở Việt Nam có cảm tưởng chóng mặt, trường đóng trường mở lung tung vậy biết đường nào mà mò?

Một lý do chính, là giáo dục ở Mỹ xưa nay rất địa phương hoá. Các trường đại học tư hoạt động độc lập. Các trường đại học 4 năm công lập, hầu hết trực thuộc tiểu bang. Các trường đại học cộng đồng trực thuộc một học khu địa phương – nên mới mang tên “cộng đồng.” Các trường K-12 cũng có học khu riêng. Ban quản trị học khu do dân bầu ra nên tới đó là sếp cao nhất rồi, không còn ai trên đầu nữa. Tiểu bang hoặc liên bang có ảnh hưởng tới các học khu địa phương có chăng là gián tiếp qua túi tiền. Chịu theo các quy định của tiểu bang hay liên bang, thì có thêm tiền, không theo thì bị cắt tiền. Chứ nếu học khu lỳ, không thèm nhận tiền để được làm theo ý mình, tiểu bang liên bang cũng phải bó tay.

Nhưng đóng mở lung tung vậy phụ huynh Mỹ không chóng mặt hay sao?

À không. Vì mình ở địa phương nào thì chỉ cần biết học khu mình thôi, phải không hè? Còn chỗ nào đó xa lắc xa lơ có đóng hay mở thì biết để cho biết thôi chứ không ảnh hưởng tới chuyện đưa con tới trường.

Vậy không đóng cửa thì covid-19 lây lan tùm lum làm sao?

Câu trả lời là, khi quyết định có hay không đóng cửa trường, các học khu phải cân nhắc lợi hại, chứ không thể đùng một cái đóng khơi khơi. Các trường đại học, với sinh viên coi như là người lớn, sống độc lập, và coi như có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi, thì dễ quyết định “đóng đại cho chắc ăn.” Đối với học sinh K-12 thì khác.

Học sinh K-12 thuộc lứa tuổi ít bị nhiễm covid-19, và nếu bị nhiễm thì ít có triệu chứng và nếu có triệu chứng thì triệu chứng nhẹ. Cho nên nếu có đóng cửa trường, mục tiêu không phải để ngăn ngừa trẻ em không bị covid-19, mà ngăn các em không mang covid-19 lây qua thầy cô, cha mẹ, ông bà. Đó là điểm lợi.

Nhưng cũng có những điểm hại hoặc tối thiểu là bất lợi.

Cái hại đầu tiên là nếu các em không tới trường thì không có chỗ nào khác cho các em đi. Cha mẹ đi làm, nhà không có ai, làm sao để các em ở nhà được?

Thỉnh thoảng có bão, có tuyết, đóng cửa trường, phụ huynh tạm nghỉ 1-2 ngày còn được. Bây giờ đóng cửa cả tháng như trường hợp vùng Seattle, Washington, ai trông các em? Khoảng trên 10% lực lượng lao động ở Mỹ là làm ngành y tế. Nếu cha mẹ các em phải ở nhà trông con, ai chăm sóc bệnh nhân covid-19?

Thêm một lý do nữa, là có những học sinh thật nghèo. Điều này nhiều người ở Việt Nam có thể không hiểu nổi. Có nhiều bậc cha mẹ không đủ tiền trả hết các khoản chi phí kể cả đồ ăn. Các em được trường cho ăn bữa sáng và trưa miễn phí. Không vô trường, ở nhà có thể các em không đủ đồ ăn.

Có những em nếu không có phòng y tế trường là không có ai chăm sóc sức khoẻ cho các em. Có những em homeless – ở Mỹ có 1,5 triệu học sinh không có nơi ở cố định. Có nơi đặt máy giặt trong trường để các học sinh này có chỗ mà giặt quần áo vì các em sống trong xe của cha mẹ. Đóng cửa trường, các em mất hết những thứ đó.

Hơn nữa, trường học là nơi để giáo dục các em. Đóng cửa trường là các em khỏi học. Vì vậy, nhiều trường chuẩn bị cho các em học từ xa, qua online hay một hình thức nào đó. Một đồng nghiệp dạy trung học ở New Haven, Connecticut (nơi có đại học Yale) cho biết được nghỉ một ngày có lương để chuẩn bị bài và giáo án cho 2 tuần, để sẽ dạy từ xa.

Nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Rất nhiều thầy cô phổ thông, nhất là bậc K-9, chưa dạy từ xa bao giờ, chưa bao giờ dạy online, và không thể một sớm một chiều biết rành hết về các loại software để dạy online. Các em học sinh cũng chưa chắc có thể học online được. Các em nghèo hay homeless không có internet đã đành, có nhiều em nhà có computer nhưng [phụ huynh] cũng không cho phép các em lên internet. Nhiều phụ huynh rất kém về kỹ thuật, lúc khoá computer không cho trẻ con lên internet là phải trả tiền cho người ta làm, giờ lại mở ra, lại phải trả tiền nữa.

Trong lúc bình thường, thầy cô vẫn có khi cho bài tập trong đó có yếu tố “lên internet.” Thường thì các em nào nhà không có computer hay không có internet có thể vào thư viện dùng computer của thư viện. Bây giờ đóng cửa trường để khỏi lây, rồi các em lại vào thư viện để học thì lây nhau trong thư viện và lây qua các bậc cao niên thường hay vào thư viện đọc sách, thì cũng huề.

Cho nên người Mỹ có câu là không có bữa ăn trưa nào miễn phí, there’s no such thing as a free lunch. Ý nói cái gì có lợi thì cũng có hại. Không thể chỉ quyết định dựa trên cái lợi, mà phải cân nhắc giữa lợi và hại nữa. Vì vậy một số học khu vẫn chưa quyết định đóng cửa trường, và CDC [Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh] vẫn chưa khuyến cáo đóng cửa trường một cách đại trà, là vì vậy.

Vũ Quí Hạo Nhiên

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.