Đảng Cộng Sản nên chấm dứt thói vô trách nhiệm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên quan vụ 39 người Việt chết trên xe container đông lạnh vào Anh, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản – đã lên án “các thế lực thù địch”, quy trách nhiệm thuộc về nước Anh, trong khi cho rằng chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình (sic).

Báo Nhân Dân phiên bản điện tử, hôm 1 tháng Mười Một, 2019, viết: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”.

Qua bài viết trên, báo Nhân Dân cáo buộc “một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam.”

Báo này thanh minh rằng các cơ quan chức năng, điển hình là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “khẩn trường làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế”. Nhân Dân Online cũng không quên chỉ trích chính sách nhập cư của nước Anh. Và cho rằng việc di cư của dân chúng từ nước này sang nước khác là chuyện bình thường.

Có thể thấy, qua bài báo trên, nhà cầm quyền Việt Nam đang muốn rũ bỏ trách nhiệm về thảm họa này và đổ lỗi cho các thế lực thù địch và chính sách của nước Anh.

Dù nhà cầm quyền CSVN có ngụy biện thế nào, thì thực tế bối cảnh xã hội đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy người dân phải liều mạng ra đi.

Nếu chính quyền quản lý đất nước tốt, chăm lo tốt cho đời sống, an sinh và tạo việc làm cho dân chúng, dân không đói nghèo, không thất nghiệp thì đâu có lý do gì phải mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực.

Trong số 39 nạn nhân, họ đều là những người rất trẻ đầy sức sống. Cái chết bi thảm của họ đã phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.

Đằng sau những con số tăng trưởng kinh tế được Hà Nội cho “nhanh nhất thế giới”, là một xã hội đầy rẫy bất công. Đất nước còn là nơi không khí nhiễm bụi, nước nhiễm dầu thải, đất nhiễm độc, công an thì nhiễm thói bạo lực,… cả một đống hỗn độn khiến cả người giàu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, đều tìm cách rời khỏi.

Cũng có thể đối với một số người thì nghèo đói chưa phải là l‎ý do duy nhất khiến họ phải bất chấp nguy hiểm ra nước ngoài, tuy nhiên điều đó chỉ phản ánh rằng họ đang thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình.

Chính vì mất niềm tin vào cái xã hội bất công, nơi không có chỗ cho dân thường, bởi những “miếng bánh” đều dành hết cho các con ông cháu cha. Người dân có rất ít khả năng để cải thiện đời sống. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ vay mượn hoặc bỏ hàng tỷ đồng để ra đi làm ăn tại một quốc gia khác có nhiều cơ hội tốt hơn.

Bỏ nước ra đi và trốn lại nước ngoài không phải là hiện tượng cá biệt hay đơn lẻ. Chỉ riêng năm nay đã có ba câu chuyện chấn động về tình trạng này. Đó là nhóm 152 du khách đi Đài Loan, chuyện 9 người “đi nhờ” chuyên cơ phái đoàn của Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc, và giờ là vụ 39 người Việt tại Anh Quốc.

Vậy sau những thực trạng nói trên, còn ai khác phải nhận trách nhiệm ngoài nhà nước và chính sách của đảng cầm quyền?

Người người kéo nhau ra nước ngoài để tìm kế mưu sinh là những lá phiếu bầu phủ quyết cho niềm tin và sự tín nhiệm của người dân vào thể chế chính trị. Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.

Ngoài ra, điều đáng bàn ở đây là phản ứng của quốc gia trước thảm họa của người dân. Trung Quốc sau khi nghe tin này thì phản ứng đầu tiên của họ là đổ lỗi cho nước Anh. Và bây giờ đến lượt nhà cầm quyền Việt Nam cũng hành xử như vậy. Có thể thấy các chính quyền độc tài không thực tâm chăm lo cho đời sống của người dân. Họ càng không hiểu rằng mọi chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình một cách tốt nhất có thể.

Để chấm dứt tình trạng dân chúng mạo hiểm trốn ra nước ngoài, cách giải quyết tốt nhất là cần nghiêm trị những kẻ buôn người. Bao năm qua chúng lộng hành, công khai, xem mạng sống con người như cỏ rác trước sự làm ngơ của chính quyền. Giải pháp dài hạn là cần sớm giúp người dân học nghề, tạo công ăn việc làm cho họ mưu sinh, cải thiện đời sống, thành lớp người hữu ích đóng góp xây dựng quê hương đất nước.

Ngô Đồng – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?