Diễn Đàn

Một quan chức cấp phó phòng ở Đà Nẵng ném tiền tung tóe vì được quán thối tiền lẻ. Ảnh: Youtube

Tiền lẻ, sự xúc phạm hay công cụ quyền lực?

Quan không cần tiền mà là cần được biết tới như một ông vua. Hành động ném tiền, chửi bới, hành hung, đe dọa dẹp tiệm chỉ có thể giải thích được với động cơ “mày có biết bố mày là ai không.” Khi mà tiền bạc đã không thành vấn đề nữa thì sự khao khát và nhu cầu thể hiện quyền lực trở thành đòi hỏi lớn nhất. Quyền lực phải được thể hiện ra và dân đen phải cảm thấy, nhìn thấy, nếm thấy cái quyền lực ấy. Đó là một thứ bệnh hoạn mang tính xã hội.

Ủy Ban Quyền Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc (UNCRC) vừa ra một kết luận trong đó nêu những quan ngại về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam, 9/2022. Ảnh: VOA

Ủy ban LHQ nêu quan ngại về vi phạm quyền trẻ em ở Việt Nam

Ngày 29/9/2022 Ủy Ban Quyền Trẻ Em của LHQ (UNCRC) công bố kết luận [về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam] dài 17 trang đề ngày 19/9/2022 nói rằng họ quan ngại về tình trạng phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em, sự chênh lệch trong việc thụ hưởng các quyền trẻ em trong các hoàn cảnh dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Một phiên họp của Nghị Viện Châu Âu về môi trường, khí hậu, ngày 23/09/2022, Strasbourg, Pháp. Ảnh: AP - Jean-Francois Badias

Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn việc sử dụng bộ nạp điện chung cho điện thoại di động

Hôm qua, 04/10/2022, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua luật bắt buộc sử dụng một bộ nạp điện chung cho toàn bộ các điện thoại di động, máy tính bảng và các vật dụng điện tử khác trong Liên Hiệp Châu Âu. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ năm 2024.
“Trong ngăn kéo của chúng ta có đầy những bộ nạp điện mà nay không biết dùng làm gì. Quyết định được thông qua hôm nay sẽ có hiệu lực kể từ 2024.” (Marc Tarabella, Nghị Viên Châu Âu người Bỉ)

Hai viên cảnh sát đánh đập học sinh bị camera ghi lại ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng, 25/9/2022. Ảnh chụp báo Thanh Niên

‘Tước danh hiệu Công An Nhân Dân’ – sự trịch thượng ‘thâm căn cố đế’

Video clip ghi lại cảnh các sĩ quan CAND lao vào đấm đá, thậm chí gỡ cả mũ bảo hiểm để đánh hai thiếu niên đã làm cả xã hội sôi sùng sục. Thiên hạ phẫn nộ không chỉ vì sự càn rỡ, tàn bạo của các sĩ quan CAND mà còn khinh bỉ vì những sĩ quan CAND này vừa hèn, vừa bẩn (tấn công trẻ con, không chỉ bạo hành những đối tượng yếu hơn mình cả về thế lẫn lực nên đứng im chịu trận, không dám kháng cự mà còn đánh hội đồng). Sự càn rỡ, tàn bạo, hèn và bẩn ấy không chỉ thấy ở những kẻ trực tiếp thủ ác…

Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) cầm lá đơn vừa ký xin gia nhập NATO, với Thủ Tướng Denys Shmyhal (phải) và Chủ Tịch Quốc Hội Verkhovna Rada. Ảnh: Văn Phòng Tổng Thống Ukraine

Ukraine: Đụng độ Nga – Phương Tây khó tránh!

Nhìn lại những hành động của ông Putin, người ta dễ dàng thấy một kế hoạch cướp đất và bành trướng lãnh thổ, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ukraine, tổ chức trưng cầu dân ý giả mạo, sát nhập các vùng tạm chiếm vào nước Nga và leo thang chiến tranh tới chỗ đối đầu với Phương Tây để xác lập một trật tự thế giới mới.

Cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng phản ứng với những thủ đoạn thâm độc và ngôn từ hiếu chiến của ông Putin.

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018. Ảnh: AFP

Giật mình…

Thấy Nga tổ chức cho 4 vùng chiếm đóng trên lãnh thổ của nước Ukraine “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga mà giật mình.

“Hãng thông tấn Nga TASS ngày 23/9 đưa tin cư dân của Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk tự xưng (LPR), Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng (DPR), tỉnh Kherson và tỉnh Zaporizhzhia ở Ukraine từ ngày 23-27/9 sẽ bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga. Các vùng này chiếm khoảng 15% diện tích Ukraine.

Nga đang bị cô lập đối với cả thế giới, chỉ còn hai nước đồng minh là Iran và Bắc Hàn. Những nước cố đứng ngoài cuộc chiến Ukraine như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi thái độ. Ảnh: AP

Nếu Putin dùng bom nguyên tử

Mỹ và các nước Âu Châu không cần phải dùng vũ khí nguyên tử để phản công Nga ở Ukraine. Điều mà họ có thể báo trước cho Putin là các nước đồng minh sẽ không thể ép chính phủ Ukraine tự kiềm chế.

CD nhạc và sách của Khánh Ly được phát hành tại Việt Nam. Ảnh: Bùi Văn Phú

Buổi biểu diễn của ca sỹ Khánh Ly ở Hà Nội vào tối 24/9 bất ngờ bị hủy

Buổi biểu diễn có tên “Nhớ mùa thu Hà Nội” được lên kế hoạch cho tối 24/9 ở Hà Nội của ca sỹ Khánh Ly cùng hai ca sỹ nổi tiếng khác bất ngờ bị hủy bỏ chỉ chưa đầy một ngày trước khi diễn ra, gây thiệt hại lớn cho đơn vị đứng ra tổ chức.

Một số người suy đoán nguyên nhân sâu xa của việc hủy show là do ca sỹ Khánh Ly từng hát bài “Gia tài của mẹ” không được cấp phép hồi tháng Sáu ở Lâm Đồng, gây bực bội cho chính quyền.

Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải): "Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược." Ảnh: Getty Images/Reuters, đồ họa: Nikkei

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Ngay sau khi Thủ Tướng Lý nói rằng “sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược,” đã xuất hiện nhiều đồn đoán rằng câu nói này có thể ảnh hưởng đến tương lai quyền lực của Tập và vấn đề thay đổi thế hệ lãnh đạo đảng.

Ảnh trích từ video cho thấy những người bị động viên tập trung bên trong một sân vận động được biến thành trung tâm tuyển quân tại thành phố Yakutsk (Nga) ngày 23/09/2022. Ảnh: AP

Lệnh động viên “một phần” tác động ra sao đến guồng máy quân sự Nga?

Nội dung cụ thể của lệnh động viên một phần này là gì? Việc gọi nhập ngũ hàng trăm ngàn người sẽ tác động ra sao đối với quân đội Nga? Liệu việc tăng quân có thể giúp Matxcơva giành lại thế thượng phong trên chiến trường Ukraine hay không? Trên đây là một số câu hỏi mà hãng tin Anh Reuters ngày 21/09 đã tìm cách trả lời…

Tân Lãnh Đạo Đảng Việt Tân nhiệm kỳ 2022-2025. Ảnh: Việt Tân

Đảng Việt Tân thay đổi lãnh đạo, tân trung ương nhiều nhân sự ‘trẻ,’ ‘từng lăn lộn ở Việt Nam’

Đảng Việt Tân – một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ và được xem là đối lập chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam – vừa kết thúc Đại Hội Đảng lần thứ 9 tại miền Bắc California và giới thiệu tân trung ương và tân lãnh đạo đảng nhiệm kỳ 2022 – 2025 vào ngày 21/9, với phần lớn nhân sự được xem là “trẻ, tài năng đa dạng, có suy nghĩ đột phá, sáng tạo và có tâm,” theo lời tân phát ngôn nhân của đảng nói với VOA.

Một tòa nhà bị phá hủy ở Kramatorsk, thuộc vùng Donetsk hôm 18/8/2022, trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. Vùng Donetsk sẽ bị Nga sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Ảnh: Juan Barreto/AFP via Getty Images

Nga tổ chức ‘trưng cầu dân ý’ vùng đất chiếm của Ukraine, Mỹ khó xử

Một kế hoạch thâu tóm lãnh thổ được dàn dựng chi tiết đã được truyền thông Nga cổ xúy, theo đó các chính quyền bù nhìn do Nga dựng lên ở bốn khu vực này sẽ thực hiện “trưng cầu dân ý” về sáp nhập khu vực của họ vào Nga. Các cuộc “trưng cầu dân ý” sẽ bắt đầu ngay từ thứ Sáu tuần này và kéo dài năm ngày. Bốn khu vực mà Nga thâu tóm nằm ở phía Đông và Đông Nam Ukraine, giáp biên giới Nga và biển Azov, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của Ukraine, tương đương lãnh thổ Hungary.