Diễn Đàn

Lạm phát làm mọi thứ đều tăng giá. Ảnh minh họa: Robyn Beck/AFP via Getty Images

Lạm phát – từ cây xăng đến lá phiếu

Những ngày này, đi đâu cũng nghe người Mỹ bàn tán về giá sinh hoạt leo thang: Quý ông lo lắng vì giá tiền một bình xăng chạm mức ba con số. Quý bà bực mình vì nhiều mặt hàng thiết yếu ở chợ tăng giá bất ngờ so với tháng trước. Mối lo lạm phát không chỉ khiến mọi người thắt lưng buộc bụng mà có thể ảnh hưởng tới lựa chọn chính trị của họ. Chỉ bốn tháng nữa người Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu Quốc Hội giữa kỳ – cuộc bầu cử sẽ quyết định đảng nào chiếm vị thế đa số Thượng Viện và Hạ Viện, và do đó sẽ quyết định tương lai quốc gia.

Người phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô bác bỏ tin đồn về Vingroup. Ảnh: Reuters/RFA edited

Sao công an sốt sắng dập tin đồn về tập đoàn như Vingroup?

Bộ Công An vừa xử lý mười người bị cho là tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tập đoàn Vingroup. Đây không phải lần đầu tiên phía công an lên tiếng cho tập đoàn này cũng như những tập đoàn kinh tế có thế lực khác tại Việt Nam. Có điều gì khuất tất sau sự mau mắn đó?

Cựu Tổng Thống Ukraine Poroschenko. Ảnh: Alliance/dpa

Cựu TT Poroschenko: Tuyệt đối không được tin Putin, nhưng cũng đừng sợ ông ta

Trước khi nổ ra chiến tranh, cựu Tổng Thống Ukraine Poroshenko từng phát đơn kiện người kế nhiệm Zelensky vì tội phản quốc. Chính ông đã đàm phán Hiệp Định Minsk với Putin. Trong cuộc phỏng vấn với Welt, ông nói về việc có thể đạt được thỏa thuận với tổng thống Nga hay không.

Người biểu tình vui mừng khi nghe tin Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa chạy ra nước ngoài, Colombia, Sri Lanka, ngày 13/07/2022. Ảnh: AP - Eranga Jayawardena

Tổng Thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa chạy trốn sang Maldives

Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa đã rời Sri Lanka vào sáng nay 13/07/2022 trên một chiếc máy bay quân sự để đến Maldives.

Đối với một số người, điều này không thực sự bất ngờ bởi tổng thống đã tìm cách bỏ trốn vào hôm qua 12/07. Có người cho đây là một tin vui vì ông ta sẽ thực sự từ chức. Nhưng cũng có người bất bình và cho rằng Gotabaya và gia đình ông ta phải bị xét xử về tội tham nhũng.

Hàng chục ngàn người dân Sri Lanka tràn vào Dinh Tổng Thống ở thủ đô Colombo. Ảnh: AFP via Getty Images

Từ Sri Lanka nghĩ tới Việt Nam

Những biến động dồn dập trên thế giới trong tuần qua che mờ một sự kiện lớn xảy ra ở một nước nhỏ nhưng có ảnh hưởng toàn cầu: Người dân Sri Lanka biểu tình buộc tổng thống và thủ tướng nước này phải chạy trốn. Từ hoàn cảnh chính trị kinh tế của đất nước Nam Á này không thể không nghĩ tới Việt Nam vì giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng.

Tỷ phú đô-la Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Talk Vietnam

Công an VN bác tin đồn ‘cấm xuất cảnh’ tỷ phú Vượng, xác định 10 người tung tin

Các tin đồn này thường bị Bộ Công An hoặc một nhà chức trách Việt Nam lên tiếng bác bỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong một số trường hợp, chỉ ít ngày sau khi tin đồn bị phủ nhận, các cơ quan nhà nước thực sự đã truy tố, bắt giam những nhân vật được nêu tên. Gần đây nhất, đó là trường hợp tỷ phú Trịnh Văn Quyết và những người lãnh đạo tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Người biểu tình tiến vào bên trong dinh tổng thống Sri Lanka, 09/07/2022. Ảnh: Reuters - Dinuka Liyanawatte

Sri Lanka: Người biểu tình chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi ông Rajapaksa từ chức

Hàng trăm ngàn người dân đã xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ về khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka mà họ cho một phần là do Tổng Thống Rajapaksa gây ra. Theo hãng tin AFP, tuyên bố hôm qua với báo chí, Lahiru Weerasekara, một trong những sinh viên đứng đầu phong trào biểu tình, cho biết họ sẽ chiếm giữ dinh tổng thống cho đến khi nào ông Rajapaksa thật sự rời bỏ chính quyền.

Hình ảnh của cựu Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong bộ quần áo xanh giản dị, tận tình hỏi thăm người dân vùng lũ lụt, vấn an những người lớn tuổi. Sự ra đi của ông là sự mất mát lớn cho dân tộc Nhật Bản nói riêng và để lại sự tiếc nuối cho toàn thế giới nói chung. Ảnh: Facebook Việt Tân

Giấc mơ từ một cái chết

Nhiều người Việt trân trọng đưa lại các bức ảnh của ông Abe quỳ gối lắng nghe dân nói, hình ảnh ông cúi chào một cách khiêm cung, và cả cuộc đời giản dị của ông. Đến Việt Nam nhiều lần, nhưng chưa bao giờ ông Abe tổ chức đi xuống đường bắt tay dân chúng như các lãnh tụ khác, nên sự kính trọng lan rộng với ông Abe lúc này, có thể được diễn giải như một giấc mơ thầm kín của người Việt Nam về một lãnh tụ thật sự vì dân, vì đất nước.

Ông Shinzo Abe hồi còn làm thủ tướng Nhật năm 2020. Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images

Cựu Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và tâm nguyện chưa thành

Khi ấy, trong thông báo từ chức, ông Abe nói đến ba điều mà ông chưa làm được: Sửa đổi hiến pháp Nhật, thu hồi các đảo phía Bắc bị Nga chiếm đóng sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945, và chưa hồi hương được những công dân Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc.

“Với một trái tim thật sự nặng nề, tôi từ chức mà chưa làm được ba việc này,” ông Abe nói và xin “tha thứ.” Ông bày tỏ hy vọng những người kế nhiệm ông sẽ thúc đẩy các việc đó. Bây giờ thì ông đã ra người thiên cổ.

Cựu Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người bị ám sát chết hôm 8/7/2022 khi đang vận động tranh cử vào Thượng Viện Nhật Bản. Ông đã từ chức thủ tướng Nhật tháng 8/2020 vì lý do sức khỏe, sau khi được chuẩn đoán viêm loét đại tràng. Ảnh: WJS (chụp 2015)

Chúng tôi có những ước ao

Cách lèo lái quốc gia của ông khiến chúng tôi ao ước. Chúng tôi cũng có chính phủ và mọi thứ như đất nước của ông nhưng không ai chịu từ chức như ông mặc dù họ bị nhân dân chỉ ra những sai sót, bất cập thậm chí phản bội lại nhân dân. Chúng tôi ao ước lãnh đạo của chúng tôi được như ông, can đảm từ bỏ quyền lực cho sự hưng thịnh của quốc gia.

Người biểu tình bao vây phủ tổng thống ở Colombo, thủ đô Sri Lanka, ngày 09/07/2022. Ảnh: AP - Thilina Kaluthotage

Khủng hoảng Sri Lanka: Tổng thống bỏ trốn, người biểu tình chiếm tư dinh

Tại Sri Lanka, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ngày 09/07/2022 đã phải bỏ trốn khỏi tư dinh vì lý do an ninh, trước khi hàng ngàn người biểu tình tiến vào chiếm đóng.

Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lạm phát đạt mức kỷ lục, lên đến 53,6 % vào tháng 6/2022, và có thể tiếp tục tăng thêm. Người dân phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men.

Cựu Thủ Tướng NHật Shinzo Abe, người bị ám sát chết hôm 8/7/2022 khi đang vận động tranh cử vào Thượng Viện Nhật Bản. Ảnh: WJS (chụp 2015)

Shinzo Abe, người có chiến lược ngăn chặn bành trướng Trung Quốc

Chính Thủ Tướng Abe là người đã thúc đẩy việc tăng cường hợp tác với các quốc gia Biển Đông bị Trung Quốc chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt Nam, kể cả về mặt quốc phòng.

Quan điểm đối kháng Trung Quốc của ông Shinzo Abe dĩ nhiên đã bị Bắc Kinh đả kích. Trong một bài xã luận ngày 15/12/2021 về việc ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã không ngần ngại gọi ông Abe là “chính khách bài Trung Quốc ‘đầu sỏ’ tại Nhật Bản.”