Diễn Đàn

Nga đe dọa thế giới, không chỉ Ukraine. Ảnh: The Economist/ Getty Images

Nga lừa đảo đe dọa thế giới, không chỉ Ukraine

Tham vọng của Putin đặt ra mối đe dọa lâu dài vượt xa Ukraine. Putin sẽ gieo rắc xung đột ở Châu Phi và Trung Đông, làm tê liệt Liên Hiệp Quốc và đưa vũ khí hạt nhân vào không gian.

Phương Tây cần một chiến lược dài hạn đối với một nước Nga bất hảo, chiến lược này sẽ đi xa hơn là giúp đỡ Ukraine. Hiện tại hoàn toàn không và vì thế chúng ta cần có. Nó [phương Tây] cũng cần chứng tỏ rằng kẻ thù của nó là Putin chứ không phải 143 triệu người dân Nga.

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Ảnh minh họa: AMIT/ CSIS

Thảm sát Gạc Ma năm 1988: Bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên Biển Đông

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: Lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam?

Ảnh minh họa: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà

Tìm một lối thoát cho cuộc tranh đấu ở Việt Nam

Vào cuối năm 2023, một bài báo trên RFA làm tôi chú ý, có tựa đề: ‘Đàn áp’ làm giới bất đồng chính kiến im lặng về chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình.

…Nếu những ai đã “quen mắt” với những hình ảnh xuống đường rầm rộ với những biểu ngữ phong phú vào những năm 2015-2016, hẳn sẽ khó chấp nhận nỗi thực tế này. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vì sao phong trào dân chủ ở Việt Nam có thể sớm lụi tàn như vậy? Và, tương lai của Việt Nam sẽ ra sao?

Ảnh minh họa: Mario Tama/ Getty Images

TikTok có gì mà ầm ĩ vậy?

Sau năm năm có vẻ im ắng, TikTok – mạng chia sẻ video của tập đoàn ByteDance Trung Quốc, lại gây sóng gió trên chính trường Mỹ. Các nhà lãnh đạo Hạ Viện Mỹ sắp thông qua một dự luật buộc chủ nhân của TikTok phải chọn lựa hoặc bán quyền sở hữu mạng xã hội này cho các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ.

Dân biểu Hoa Kỳ Young Kim làm việc với Bộ Công Thương trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1/2024. Ảnh: Quochoi.vn

Dân biểu Hoa Kỳ Young Kim: Việt Nam cần cải thiện nhân quyền nếu muốn được công nhận là kinh tế thị trường

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Young Kim cho rằng nếu Việt Nam muốn Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường thì trước hết Hà Nội cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Young Kim dẫn đầu một đoàn nghị sỹ đến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Một vừa qua nhằm thảo luận, thúc đẩy mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sau khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023.

Hai thế hệ: Nguyên Ngọc (ngồi), (đứng, từ trái) Ý Nhi Tử Diệp, Dũng Hoàng, Kim Cúc Ngô Thị. Ảnh: FB Kim Cúc Ngô Thị

Số đặc biệt 10 năm Văn Việt: Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam

– Văn Việt: Như vậy ý tưởng lập một hội khác với Hội Nhà văn đã có từ năm 1981, đó là tiền đề để lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập sau này…

– Nguyên Ngọc: Trước năm 1981 nhiều chứ, để đến năm ấy tôi mới nói rõ được như vậy với ông Lê Đức Thọ.

Và hóa ra ý tưởng đó cũng đã ấp ủ ở nhiều người người cầm bút khác, nghĩa là đã khá chín mùi. Cho đến khi các anh Hoàng Hưng, Hoàng Dũng và một số anh em khác nói với tôi, đề nghị tôi đứng ra làm. Tôi xin để cho tôi nghĩ thêm ít nữa. Sau một đêm suy nghĩ, tôi nhận lời…

Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ kêu gọi đưa Hà Nội vào danh sách ‘cần quan tâm đặc biệt’ về tự do tôn giáo CPC

Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel thúc giục Ngoại trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo [CPC] khi cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền của chính phủ ở Hà Nội ngày càng trầm trọng, trong khi Bộ Ngoại giao ở Washington tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á mà họ mới thiết lập đối tác chiến lược toàn diện.

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

… Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Cường tại cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc hôm 4/3/2024. Ảnh minh họa: Kevin Frayer/Getty Images

Trung Quốc sợ gì?

Một thắc mắc rõ rệt khi theo dõi hội nghị của Quốc Hội Trung Quốc trong tuần này là một thắc mắc: Không rõ giới lãnh đạo Bắc Kinh sợ hãi chuyện gì mà hành xử ngày càng giống Bắc Hàn. Không kể các vòng kiểm soát an ninh dày đặc bên ngoài nơi họp của các đại biểu, lần đầu tiên Quốc Hội không tổ chức họp báo giữa thủ tướng với báo giới trong nước và quốc tế, ở đó giới truyền thông được trực tiếp đặt câu hỏi cho người đứng đầu chính phủ…

Đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố (RFA vẽ minh họa trên Google Maps, dựa trên tọa độ của các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố) Ảnh: Google Maps/ RFA

Công bố đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ?

“Cá nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề khác trong tương lai.” – Nhà nghiên cứu Hoàng Việt.

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Liên quan chỉ thị ngầm số 24 năm 2023 của Bộ Chính trị đã được tổ chức The 88 Project vạch trần trong tuần qua, HRW nhận định rằng giới lãnh đạo Hà Nội đã ra lệnh thực hiện “một chiến dịch có hệ thống chống lại những người bảo vệ nhân quyền.” Đã đến lúc các nhà ngoại giao và quan chức LHQ phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, vị đại diện HRW nhấn mạnh.