F1

Quang cảnh vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế trong những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Vườn Rau Lộc Hưng Pháp Lý

Người dân Vườn rau Lộc Hưng đón Tết cổ truyền thế nào sau hai năm cưỡng chế?

Ngày Tết Nguyên Đán là thời gian mỗi gia đình người Việt, trong đó bà con Vườn rau Lộc Hưng nhắc nhở nhau về truyền thống gia đình.

Thế nhưng, kể từ Tết Kỷ Hợi năm 2019, hàng chục gia đình tại Vườn rau Lộc Hưng không còn được hưởng những cái tết sum vầy, ấm cúng nữa. Thậm chí, cứ mỗi thời điểm giao mùa, từng người một trong cộng đồng cư dân Vườn rau Lộc Hưng phải san sẻ nỗi ám ảnh cùng những tháng ngày cơ cực nhân dịp đầu xuân, năm mới.

Dân Biểu Adam Schiff (trái) và Thượng Nghị Sĩ Dân chủ Amy Klobuchar vừa đệ trình Dự Luật Trách Nhiệm Tự Do Báo Chí nhằm mục đích quy trách nhiệm cho những quan chức nhắm mục tiêu vào các nhà báo.

Giới lập pháp Mỹ ra dự luật tăng cường tự do báo chí toàn cầu

Các nhà lập pháp Mỹ trong tháng này đưa ra hai dự luật chú trọng đến việc quảng bá tự do báo chí và bảo vệ các nhà báo trên thế giới.

Luật Tự Do Báo Chí Toàn Cầu, một nỗ lực lưỡng đảng, của TNS Dân Chủ Brian Schatz và TNS Cộng Hòa Todd Young là ‘đại sứ’ của tự do báo chí và huấn luyện các nhân viên ngoại vụ cổ súy truyền thông độc lập và bảo vệ ký giả nước ngoài. Trong khi đó, Luật Trách Nhiệm Tự Do Báo Chí do TNS Dân Chủ Amy Klobuchar và DB Dân Chủ Adam Schiff đệ trình, có mục đích quy trách nhiệm cho những viên chức đàn áp các nhà báo.

Bên Ngoài và Bên Trong

Câu nói của họ Tập nhắn nhủ ông Trọng “phải chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài” là một “mệnh lệnh” từ đàn anh rằng Hà Nội không được tham gia vào Bộ Tứ mà cụ thể là không hợp tác với Hoa Kỳ. Điều này cho thấy là Bắc Kinh rất quan ngại sự đối đầu ngày một gia tăng với Hoa Kỳ, nhưng cũng đồng thời cảnh giác việc Hà Nội có thể ngã vào vòng tay của “thế lực bên ngoài” để chống lại Bắc Kinh, khi mà tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên với sự nhập cuộc thêm của Anh, Pháp và Đức.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN cho biết sẽ "phấn đấu" có đến 50 đại biểu Quốc Hội khóa tới là người ngoài đảng. Ảnh: vnExpress

50 đại biểu ngoài đảng để làm gì?

Chẳng qua bà Kim Ngân sắp mất ghế chủ tịch quốc hội nên phải tuyên bố một vài điều có vẻ mới mẻ nhằm tạo dư luận chú ý. Chắc chắn đảng CSVN không cho phép quốc hội bù nhìn của mình có tới 50 người ngoài đảng như bà Ngân nổ. Vì tuy bị kiểm soát nhưng nếu có 50 người thì số người này có thể tạo ra sự lúng túng cho chế độ, khi Quốc Hội cần biểu quyết một dự luật nào đó mà họ không hài lòng.

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã cùng tập trận ở Biển Đông từ ngày 9/2/2021, trong ảnh là chiếc USS Theodore Roosevelt. Ảnh: FB Trần Trung Đạo

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Sáng nay 9 tháng 2, 2021 hai nhóm tấn công thuộc hai Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ gồm USS Theodore Roosevelt Carrier và USS Nimitz Carrier đang điều khiển một cuộc tập trận phối hợp trên Biển Đông. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ tháng Bảy năm 2020.

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz tập trận ở Biển Đông vào ngày 9/2/2021. Ảnh: US Navy

Mỹ đưa hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm tập trận ở Biển Đông

Hoa Kỳ phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực và cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông, đe dọa các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc trong khu vực biển giàu tài nguyên.

“Chúng tôi cam kết đảm bảo việc sử dụng hợp pháp vùng biển mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế,” Reuters dẫn lời Chuẩn Đô Đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm hàng không mẫu hạm tấn công Nimitz, nói trong một tuyên bố.

Ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ hỏa tiễn đất đối không (SAM) của Trung Quốc đặt ở Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km. Ảnh: Đại Ký Sự Biển Đông

Về việc Trung Quốc đặt tên lửa gần Việt Nam

Giàn hoả tiễn SAM của Trung Quốc đặt cách biên giới Việt Nam 20 km mà Bộ Ngoại Giao Hà Nội hoàn toàn không biết và tránh né bằng cách trả lời là “sẽ kiểm chứng” khi bị hỏi, cho thấy là có sự che giấu giữa bộ máy tình báo và ngoại giao về những liên hệ phức tạp với phương Bắc trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN.

Ngày 5/1/2021, ba nhà báo thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị tuyên án tổng cộng 37 năm tù giam với cáo buộc "làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam." Ảnh: AFP

Việt Nam hội nhập quốc tế nhưng vẫn áp chế tiếng nói đối lập

Theo ông Hoàng Tứ Duy, muốn thay đổi tình trạng nhân quyền Việt Nam thì phải giải quyết tận gốc. Điều này cần thời gian. Nhưng những bước ngắn hạn có thể làm vào lúc này là vận động để các nước vận dụng Đạo Luật Magnitsky nhằm chế tài các quan chức nhà nước CSVN vi phạm nhân quyền.

Đạo luật này được ban hành năm 2016, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người mà họ coi là người vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ.

Chính biến ở Myanmar, đại hội đảng CSVN 13 và sự sụp đổ của Hong Kong: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ Châu Á như thế nào?

Myanmar đã quay trở lại bóng tối của chế độ quân phiệt sau một thập kỷ được nhìn thấy chút ánh sáng của Dân chủ và Tự do. Cuộc đảo chính của quân đội do Thống Tướng Min Aung Hlaing hôm 1/2/2021 đã đặt dấu chấm hết cho tiến trình dân chủ hóa ngắn ngủi do đảng cầm quyền Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo?

Anh Hà Văn Nam (thứ nhì, từ trái) được các bạn chào đón khi ra khỏi tù hôm 5/2/2021. Anh Nam bị kết án 30 tháng tù bởi các hoạt động đấu tranh chống những BOT bẩn. Ảnh: FB Chau Doan

Người hùng hay tội phạm?

Trong một bộ máy có nhiều quan chức đứng về phía chính nghĩa, chắc hẳn Hà Văn Nam đã không bị tù lâu như vậy, và tất nhiên là cũng không bị hành hung gãy tới 2 xương sườn mà chẳng kẻ nào phải chịu tội.

Nhưng công lý không bao giờ là trái táo tự rụng vào miệng mà cần rất nhiều những con người ưu tú như Hà Văn Nam mới có được.

Nhân viên y tế cài ru-băng đỏ, giơ ba ngón tay, tiến hành đình công để phản đối cuộc đảo chính, tại bệnh viện Đa Khoa Rangoon, Miến Điện ngày 03/02/2021. Ảnh: Reuters

Người dân Miến Điện phát động phong trào “bất tuân dân sự” để phản đối quân đội đảo chính

“Rất nhiều bác sĩ tại các bệnh viện công đã quyết định tham gia phong trào bất tuân dân sự. Và người ta cũng thấy nhiều nhân vật nổi tiếng nói rằng ‘Chúng tôi sẽ không hợp tác, không làm việc với quân đội cũng như với những doanh nghiệp thuộc sở hữu của quân đội.’ Nhiều tiểu thương cũng nói rằng không bán những mặt hàng do các công ty của quân đội sản xuất nữa.” (Một nhà hoạt động Miến trả lời thông tín viên RFI)

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở phía bắc đảo Natuna, Indonesia hôm 11/1/2020. Ảnh: Reuters

Kiến nghị Quốc Hội Việt Nam hành động phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Những người đồng ký tên kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Việt Nam “hành động và ban hành”: Thứ nhất là nghị quyết chính thức phản đối và bác bỏ giá trị pháp lý của Luật Hải Cảnh của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, vùng trời của Việt Nam; thứ nhì là ban hành nghị quyết về việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế; và cuối cùng là ban hành nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đặc biệt lưu ý về khả năng đổ vỡ trật tự pháp lý tại Biển Đông.