F1

Hai thế hệ: Nguyên Ngọc (ngồi), (đứng, từ trái) Ý Nhi Tử Diệp, Dũng Hoàng, Kim Cúc Ngô Thị. Ảnh: FB Kim Cúc Ngô Thị

Số đặc biệt 10 năm Văn Việt: Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam

– Văn Việt: Như vậy ý tưởng lập một hội khác với Hội Nhà văn đã có từ năm 1981, đó là tiền đề để lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập sau này…

– Nguyên Ngọc: Trước năm 1981 nhiều chứ, để đến năm ấy tôi mới nói rõ được như vậy với ông Lê Đức Thọ.

Và hóa ra ý tưởng đó cũng đã ấp ủ ở nhiều người người cầm bút khác, nghĩa là đã khá chín mùi. Cho đến khi các anh Hoàng Hưng, Hoàng Dũng và một số anh em khác nói với tôi, đề nghị tôi đứng ra làm. Tôi xin để cho tôi nghĩ thêm ít nữa. Sau một đêm suy nghĩ, tôi nhận lời…

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 14 Quốc Hội Trung Quốc tại đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm 11/3/2024. Ảnh: Jade Gao/AFP via Getty Images

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong con số GDP của Trung Quốc

Amit Kumar, nhà phân tích và nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Viện Takshashila đã có phân tích về tình hình kinh tế Trung Quốc đăng trên tạp chí Foreign Policy, số ra ngày 11 tháng 3, 2024. Tác giả cho rằng tình trạng giảm phát và thiếu tiêu dùng  đang là những vấn đề lớn đối với Bắc Kinh hiện nay.

Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại vào danh sách CPC. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ kêu gọi đưa Hà Nội vào danh sách ‘cần quan tâm đặc biệt’ về tự do tôn giáo CPC

Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel thúc giục Ngoại trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo [CPC] khi cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền của chính phủ ở Hà Nội ngày càng trầm trọng, trong khi Bộ Ngoại giao ở Washington tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á mà họ mới thiết lập đối tác chiến lược toàn diện.

Người dân Hà Nội hôm 14/3/2016 tưởng niệm 64 tử sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc giết hại ngày 14/3/1988. Ảnh: AFP

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa

… Chính quyền cần đưa sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa (năm 1974), Chiến tranh Biên giới (năm 1979…) và chiếm một phần quần đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam vào môn học lịch sử các cấp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt hôm nay và mai sau biết Sự Thật lịch sử dân tộc, ý thức sâu sắc rằng: Vừa hợp tác hoà bình, hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, nhưng vừa không bao giờ được quên âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Cường tại cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc hôm 4/3/2024. Ảnh minh họa: Kevin Frayer/Getty Images

Trung Quốc sợ gì?

Một thắc mắc rõ rệt khi theo dõi hội nghị của Quốc Hội Trung Quốc trong tuần này là một thắc mắc: Không rõ giới lãnh đạo Bắc Kinh sợ hãi chuyện gì mà hành xử ngày càng giống Bắc Hàn. Không kể các vòng kiểm soát an ninh dày đặc bên ngoài nơi họp của các đại biểu, lần đầu tiên Quốc Hội không tổ chức họp báo giữa thủ tướng với báo giới trong nước và quốc tế, ở đó giới truyền thông được trực tiếp đặt câu hỏi cho người đứng đầu chính phủ…

Đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc mới công bố (RFA vẽ minh họa trên Google Maps, dựa trên tọa độ của các điểm cơ sở mà Trung Quốc công bố) Ảnh: Google Maps/ RFA

Công bố đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ?

“Cá nhân tôi vẫn tin rằng Trung Quốc không dễ gì tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển. Nếu họ không tuân thủ Công ước Quốc tế về Luật biển và công bố một đường cơ sở vi phạm Công ước thì nó có khả năng sẽ có tác động nhiều đến các vấn đề khác trong tương lai.” – Nhà nghiên cứu Hoàng Việt.

Tướng Hoàng Cơ Minh hướng dẫn các thành viên Mặt Trận tại vùng rừng núi Đông Dương, trong dịp lễ Công bố Cương lĩnh Chính trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam

Đánh dấu 42 năm Dựng Cờ Chính Nghĩa

Ngày 8 tháng 3 năm nay, đánh dấu đúng 42 năm (1982-2024) ngày Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân, công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, sau 7 năm thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Tuyên ngôn cứu nước đã diễn ra trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối tháng 4, 1975.

Một người bán ổi trên vỉa hè ở Hà Nội, 27/2/2024. Ảnh: Nguyen Nhac/ AFP/ Getty Images

Một tài liệu mật chứng minh Việt Nam đang dối gạt các đối tác của họ

Chỉ thị mới cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất quyết duy trì sự kiểm soát, đàn áp. Và họ lo ngại rằng những ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm suy yếu chế độ độc tài.

Sự hiện hữu của Chỉ thị 24 xoá tan hy vọng rằng các hiệp định thương mại quốc tế sẽ khiến Việt Nam nới lỏng sự kìm kẹp trong nước.

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Liên quan chỉ thị ngầm số 24 năm 2023 của Bộ Chính trị đã được tổ chức The 88 Project vạch trần trong tuần qua, HRW nhận định rằng giới lãnh đạo Hà Nội đã ra lệnh thực hiện “một chiến dịch có hệ thống chống lại những người bảo vệ nhân quyền.” Đã đến lúc các nhà ngoại giao và quan chức LHQ phải công khai đứng lên bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, vị đại diện HRW nhấn mạnh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: AFP

Việt Nam phải cải cách thế nào để sống còn bên cạnh người khổng lồ Trung Quốc?

Doanh nghiệp Việt Nam “sống còn” thế nào một khi thị trường Việt Nam “sơn thủy tương liên” với nền sản xuất khổng lồ của Trung Quốc? Theo Tiến sỹ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ hiện ở Na Uy, nếu Việt Nam không cải cách,  sự tồn tại thực chất của doanh nghiệp trong nước là bất khả thi. Vậy nếu cần cải cách thì Việt Nam cần cải cách những gì? Có cần cải cách thể chế hay không và nếu cần thì nên cải cách ra sao? RFA trao đổi với một số chuyên gia từ ngoài Việt Nam về vấn đề này.

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước giới truyền thông sau cuộc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh: Luong Thai Linh/ Pool via AP

Tại sao chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam có thể phản tác dụng?

Tăng trưởng kinh tế bền vững quả thực đã củng cố sự ủng hộ và niềm tin của công chúng vào sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, tham nhũng, tuy không phải là mới đối với hệ thống độc đảng của Việt Nam, nhưng lại là mối đe dọa đáng kể đối với ĐCSVN hiện nay. Điều này là do tình trạng tham nhũng tràn lan có thể dẫn đến sự yếu kém trong nền kinh tế, gây áp lực lên tính hợp pháp dựa trên hiệu quả hoạt động của đảng.

Ai là người chống lưng cho bà Trương Mỹ Lan bấy lâu nay? Ảnh: Việt Tân edited

Đằng sau vụ án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan

Sáng ngày 5/3, người dân mắt tròn mắt dẹt nhìn đoàn xe bịt bùng hàng chục chiếc nối đuôi nhau chở các bị can của vụ đại án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan từ trại tù ở Củ Chi tới tòa án ở trung tâm Sài Gòn để dự phiên tòa được mong đợi từ lâu.

Đoàn xe tù dài nhất từ trước tới nay,” một người dân Sài Gòn nhận xét trên mạng xã hội. Không chỉ có đoàn xe tù dài nhất, vụ án này còn nhiều kỷ lục khác cho thấy sự thối nát trong nền kinh tế chính trị Việt Nam là hết sức khủng khiếp.