F1

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Gerald E. Connolly (D-VA), Thành viên cao cấp Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ và là Chủ tịch Danh dự Nghị viện NATO. Ảnh: https://gerryconnolly.com/

Dân biểu Hoa Kỳ Gerald Connolly đánh dấu 50 năm Trung Quốc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Gerald E. Connolly (D-VA), Thành viên cao cấp Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ và là Chủ tịch Danh dự Nghị viện NATO trong thư đề ngày 17/1/2024 cho biết, Ông cùng cử tri trong khu vực bầu cử ông đại diện tôn vinh ý nghĩa việc đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng. Dân biểu Connolly đồng thời ghi nhận nỗ lực của tổ chức Việt Tân trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, hỗ trợ giới trẻ và nâng cao nhận thức về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quí vị và các bạn nguyên văn thư của DB Connolly, Đơn vị 11, Virginia.

Trại giam kỷ luật TNLT Trương Văn Dũng vì bị cho là “xúc phạm nhân phẩm cán bộ”

TNLT Trương Văn Dũng, người đang thụ án tù sáu năm tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), bị kỷ luật không cho thăm gặp và nhận quà của gia đình trong một tháng, trong khi Tết Nguyên Đán đã cận kề.

Hôm 03/1, gia đình gửi quà qua đường bưu điện cho ông Dũng, trong đó có bức ảnh đồ họa của tổ chức Việt Tân thông báo trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2023 cho “nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng.”

Khoảng một tuần sau đó bưu kiện tới nơi, quản giáo trại giam kiểm tra và từ chối để ông Dũng nhận tấm ảnh này thì xảy ra tranh cãi, thông tin trên được bạn tù Lưu Văn Vịnh kể cho gia đình biết trong cuộc gọi điện thoại về nhà gần đây.

Tòa án ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Aude Genet/AFP via Getty Images

Về ‘tính nhân văn’ của tòa án cộng sản

Trong một phiên tòa “lưu động” được dàn dựng cẩn thận vào tuần trước, tòa án tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án 100 người Thượng về các tội “khủng bố chống chính quyền nhân dân,” “khủng bố,” “tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” và “che giấu tội phạm.” Có 10 người bị kết án tù chung thân, năm người bị án 20 năm tù và 85 người còn lại bị phạt tù từ 9 tháng đến 19 năm…

Kết thúc phiên tòa hôm thứ Sáu tuần trước, báo chí của nhà nước Việt Nam đồng loạt đăng bài ca ngợi bản án của tòa Đắk Lắk là “nhân văn, đúng người, đúng tội.”

Giáo viên trường Chu Văn An, Hà Nội tham gia khóa đào tạo học trực tuyến, 14/2/2020. Ảnh: Reuters

Nhà giáo có cần thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp khi đã có bằng sư phạm?

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đưa ý kiến quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Trao đổi với truyền thông trong nước, ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo)… khẳng định, giấy chứng nhận nghề nghiệp sẽ được cấp theo hướng đơn giản, thuận lợi cho nhà giáo, không đòi hỏi hay phát sinh nhiều thủ tục, không thu phí.

…Một số nhà giáo cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là việc thừa thãi, vô lý.

Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng (góc trái) phát biểu trong cuộc biểu tình ngay trước Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye hôm 20/1/2024, đánh dấu 50 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa

Phát biểu của Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng, tại cuộc biểu tình trước Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA, La Haye, Hòa Lan

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã có mặt, tham gia biểu tình ngay trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hòa Lan, hôm 20/1/2024, nhằm đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm (19/1/1974 – 19/1/2024).

Sau đây là phát biểu của Ông tại cuộc biểu tình nói trên.

Cuộc biểu tình trước trụ sở Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (tòa nhà ở phía sau) 20/1/2024, nhân đánh dấu Ngày 50 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đóng (1974-2024). Ảnh: FB Nguyễn Phan

La Haye, một ngày mùa đông thật ấm áp tình đồng bào

Dù khó khăn về đường xá xa xôi, dù điều kiện khá khắc nghiệt của thời tiết, nhưng tôi cùng một số thân hữu, nhiều người trong số đó phải đi từ tối hôm trước, vượt qua gần ngàn cây số, vẫn hiện diện trong đoàn biểu tình. Vì tôi biết, nhiều người bạn của tôi ở trong nước, trong số đó có nhiều người đang ngồi tù vì… “tội yêu nước,” quan tâm đến xã hội, rất muốn tham dự những buổi biểu tình như thế nầy để nói lên tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình mà không có cách nào tham dự được. Đó là một trong vài lý do quan trọng.

RFA phỏng vấn Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy và LS Nhân quyền Đặng Đình Mạnh nhận định Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và buổi vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 18/1/2024

50 năm mất Hoàng Sa: Việt Nam “quá yếu ớt” trong việc đòi lại chủ quyền ở Biển Đông

Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm qua kể từ khi Trung Quốc xâm lược và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này RFA đã mời hai vị khách là ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân – tổ chức khởi xướng buổi vận động tại Rayburn House (Quốc Hội Hoa Kỳ) vào ngày 18/1 và LS Đặng Đình Mạnh, trong hội luận sau. Mời quý vị cùng theo dõi.

Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy phát biểu tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng" ngày 18/1/2024

Bài phát biểu của Tổng Bí thư đảng Việt Tân tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng”

Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khi đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974. 

Và điều đáng lo là Trung Quốc đã và sẽ không dừng lại ở Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng Quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp để bành trướng sang Quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. 

Đây là lý do tại sao sự chiếm đóng bất hợp pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đối với Quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên tầm quan trọng cho đến ngày nay. Mục đích của cuộc hội thảo tại Quốc Hội hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Hình ảnh nhìn từ trên không một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ảnh chụp ngày 27 tháng 7 năm 2012. Ảnh: AFP

Quần đảo Hoàng Sa tròn 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm và ý kiến chuyên gia

Cưỡng chiếm Hoàng Sa được coi là sự kiện khởi đầu để Trung Quốc bước vào giai đoạn dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ, lãnh hải. 14 năm sau khi mất Hoàng Sa, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận thảm sát vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.

Bắt Nguyễn Công Khế để khống chế quyền lực phe phía Nam

Khi vừa nắm được tin tức, vừa có quan hệ, lại có tiền, thì nhà báo nghiễm nhiên trở thành một trung tâm quyền lực khi mà nhiều người sẽ chạy tới nhờ vả. Trong đó phải kể đến giới chính khách. Giới chính khách cần vận động để làm đẹp hồ sơ của mình, cần tin tức từ nhà báo để nắm bắt các thông tin thuộc dạng thâm cung bí sử chung của những đối thủ, và giới chính khách thông qua nhà báo để tiếp cận mở rộng các mối quan hệ khác. Nguyễn Công Khế là một người đóng vai trò như vậy.

Dân chúng tại Hà Nội trong một lần mang biểu ngữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 9/12/2012. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm (cập nhật)

Ngày 19 tháng 1 năm nay (2024), đã trải qua 50 năm, quần đảo Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc. Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì quân Trung Quốc là bọn xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung Quốc phải được lịch sử Việt Nam dù bất cứ chính quyền nào quản lý, vinh danh như những anh hùng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Bản Tuyên Bố “50 Năm Hoàng Sa” của Hội đồng Thành phố Westminster, Tiểu bang California hôm 10/1/2024 ghi rõ "...Thành phố Westminster ghi nhận Việt Nam đã thực thi chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa từ Thế kỷ 19 cho đến khi bị Trung Quốc xâm chiếm ngày 19 tháng 01 năm 1974, dẫn đến sự hy sinh của 74 chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến."

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 24/1/2024

Nội dung bao gồm:
– Tưởng niệm 50 năm Hoàng Sa – Biểu Tình trước Sứ Quán Trung Quốc tại Tokyo;
– Hội đồng Thành phố Westminster, California ra Tuyên bố Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa;
– Sinh hoạt Tưởng niệm Trận Hải chiến Hoàng Sa tại Thành phố San Jose, California;
– Đại diện Hội đồng Thành phố San Jose, California trao Nghị quyết 50 Năm Hoàng Sa cho Đại điện Đảng Việt Tân;
– Nhận định về cuộc Bầu cử ngày 13 tháng 01 năm 2024 tại Đài Loan.