Hội Nghị Thế Giới các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền 2018

Hội Nghị Thế Giới các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền tổ chức tại Paris, Pháp Quốc 29-31/10/2018
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, tại Paris vào ba ngày 29, 30 và 31 tháng 10 năm 2018 đã diễn ra Hội Nghị Thế Giới các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền 2018 (The Human Rights Defenders World Summit 2018). Đây là lần thứ nhì Hội Nghị được tổ chức. Hội Nghị lần thứ nhất diễn ra vào năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Vào năm đó, Hội Nghị đã đưa ra Bản Tuyên Ngôn về các Người Bảo Vệ Nhân Quyền, và sau đó được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 12 năm 1998.

Hội Nghị 2018 mang chủ đề “Những Tiếng Nói Toàn Cầu về Phản Kháng và Thay Đổi“, được tổ chức bởi các NGO quốc tế: Ân Xá Quốc Tế, Front Line Defenders, RSF (Reporters Without Borders – Phóng Viên Không Biên Giói), OMCT (World Organization against Torture – Tổ Chức Quốc Tế Chống Tra Tấn), FIDH (International Federation for Human Rights – Hiệp Hội Quốc Tế cho Nhân Quyền), ISHR (International Human Rights Service – Dịch Vụ Quốc Tế cho Nhân Quyền), AWID (Association for Women’s Rights and Development – Hội Tranh Đấu Cho Quyền Người Phụ Nữ và Phát Triển) và Protect Defenders (Bảo Vệ Những Người Bảo Vệ).

Một điều thú vị là Hội Nghị được tổ chức tại trụ sở cũ của Đảng Cộng Sản Pháp. Sau nhiều năm thất cử, vì không còn đủ phương tiện tài chánh, đảng Cộng sản Pháp buộc phải bán đi trụ sở này. Một luật sư nhân quyền đến từ Nga nói: “Rốt cuộc nền dân chủ cũng vào tòa nhà này.”

Bên cạnh các NGO chánh trong Ban Tổ Chức, Hội Nghị quy tụ hơn 150 nhà tranh đấu cho nhân quyền đến từ 105 quốc gia trên thế giới, trong nhiều lãnh vực đa dạng như tự do ngôn luận, báo chí, phụ nữ, trẻ em, môi sinh, v.v… Trong Hội Nghị, Luật sư Nguyễn Văn Đài đại diện cho các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong phần khai mạc Hội Nghị, bà Alice Mogwe (Tổng Thư Ký FIDH) tóm lược tình hình nhân quyền trong 20 năm qua, với những tiến bộ như một số quốc gia đã thoát khỏi chế độ độc tài (Serbia, Tunisia…), những cơ chế quốc tế quan sát nhân quyền được thiết lập (UPR, Special Rapporteur của LHQ…). Nhưng ngược lại, tình hình nhân quyền đang gặp nhiều thử thách và đe dọa tại các quốc gia thường vi phạm nhân quyền, và có một số chỉ dấu nhen nhúm tại những quốc gia khác. Theo LHQ, có hơn 3.500 người bảo vệ nhân quyền bị ám sát trong 20 năm qua. Và chỉ trong năm 2017, đã có 312 người bị giết vì tranh đấu cho nhân quyền, Front Line Defenders cho biết.

Bà Michell Bachelet, Cao Ủy Trưởng Nhân Quyền LHQ phát biểu. Ông Stavros Lambrinidis, Đại Diện Đặc Biệt của Liên Minh Âu Châu và ông Michel Forst, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nhân quyền (UN Special Rapporteurs) muốn nêu lên lý tưởng cao cả của những người bảo vệ nhân quyền.
Bà Michell Bachelet, Cao Ủy Trưởng Nhân Quyền LHQ phát biểu. Ông Stavros Lambrinidis, Đại Diện Đặc Biệt của Liên Minh Âu Châu và ông Michel Forst, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nhân quyền (UN Special Rapporteurs) muốn nêu lên lý tưởng cao cả của những người bảo vệ nhân quyền.

Tiếp theo, Ông Stavros Lambrinidis, Đại Diện Đặc Biệt Nhân Quyền của Liên Minh Âu Châu và bà Michelle Bachelet, Cao Ủy Trưởng Nhân Quyền LHQ nhắc đến tầm quan trọng của nhân quyền trong EU và LHQ. Ông Lambrinidis và Bà Bachelet nhắc rằng thế giới đang trong một giai đoạn đầy khó khăn, thử thách. Vì vậy, thế giới rất cần những tấm lòng cao cả, trong sáng của những nhà tranh đấu. Hai vị đều chuyển đến Hội Nghị những lời chúc tốt đẹp.

Ông Michel Forst, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nhân quyền (UN Special Rapporteur on the situation of human rights defenders) đã nêu lên lý tưởng cao đẹp của những người bảo vệ nhân quyền. Ông kêu gọi mọi người hãy lạc quan cho tương lai và tiếp tục công việc tốt đẹp của mình.

LS Nguyễn Văn Đài và ông Michel Forst, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nhân quyền (UN Special Rapporteur on the situation of human rights defenders).

Ông Forst nói rằng ông đã có dịp thăm viếng nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn còn rất nhiều nước không muốn sự hiện diện của bộ phận nhân quyền của LHQ tại quốc gia của họ. Ông Forst kêu gọi các tổ chức thuộc những quốc gia đó liên lạc để trao đổi về cơ hội cho ông đến thăm các quốc gia đó.

Trong một cuộc trao đổi hành lang, ông Forst có kể rằng ông thăm viếng Việt Nam năm 2013 theo lời mời của Hà Nội. Lúc đó, Việt Nam muốn được bầu vào Uỷ Ban Nhân Quyền của LHQ và hứa với ông Forst là Việt Nam sẽ thiết lập một cơ quan độc lập để quan sát tình hình nhân quyền. Nhưng sau khi được bầu vào Uỷ Ban Nhân Quyền, chính phủ Việt Nam đã nuốt trọng lời hứa ngày trước.

Sau các chương trình khoáng đại, các workshops được diễn ra song song. Các workshops ngày thứ nhất xoáy vào những vấn đề khu vực (Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Đông & Bắc Phi, Đông Âu và Á Châu).

Workshop Á Châu, có đại diện các tổ chức nhân quyền đến từ Philippines, Cam Bốt, Bangladesh, Miến Điện, Nam Dương, Afghanistan và Việt Nam có dịp trao đổi về những vi phạm nhân quyền của từng quốc gia.

Điều đáng chú ý là các chế độ độc tài dùng những phương cách giống nhau để bóp nghẹt tự do ngôn luận và đàn áp các nhà bảo vệ nhân quyền. Một ví dụ điển hình là các nhà hoạt động bị kết tội là khủng bố, là đe dọa an ninh quốc gia, bị đánh đập và bỏ tù với những lập luận vô căn cứ. Nếu ở bên Cambodia có tội “xúc phạm nhà Vua” thì bên Việt Nam có tội “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 BLHS) . Hai tội danh mang tên khác nhau nhưng cùng một mục đích là bịt miệng các nhà dân chủ. Trường hợp các xã hội dân sự ở Singapore và Việt Nam cũng tương tự nhau. Cả hai nước không cho phép các hội đoàn độc lập thoải mái hoạt động. Tuy nhiên, có vài điểm khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng như sự độc lập của Bộ Tư Pháp. Tại Philippines, một tổ chức nhân quyền mang tên Karapatan đã thành công trong việc kiện những người cảnh sát chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc và gây thiệt mạng cho hai phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền. Điều này khó có thể xảy ra tại Việt Nam vì bộ máy an ninh và tư pháp chỉ nhằm bảo vệ đảng Cộng sản.

Các workshops ngày thứ nhì xoáy vào các chủ đề như: Những vụ bắt cóc và ám sát tùy tiện; Làm thế nào phát huy không gian chính trị? Những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền; Làm sao vượt qua những khó khăn tài chánh để hoạt động?

Các tham dự viên chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc chống lại sự thóa mạ hoặc bôi nhọ cá nhân của nhà cầm quyền, của các phe nhóm (như các nhóm hồi giáo cực đoan ở Trung Đông và Bắc Phi). Đối với những quốc gia cho phép các tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động, các người bảo vệ nhân quyền có không gian hoạt động, mặc dầu có gặp khó khăn. Trong các quốc gia độc tài đảng trị như ở Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự  không được phép đăng ký và hoạt động tự do, thì việc bảo vệ nhân quyền càng khó khăn hơn nữa.

Trong phần trao đổi và góp ý, vấn đề Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA)  cũng được nêu lên. Một khi EU đẩy mạnh việc hoàn thành EVFTA trong khi nhà cầm quyền Việt Nam đang đàn áp nhân quyền một cách trắng trợn và ngày càng thô bạo hơn, thì điều này là một dấu hiệu rất xấu cho giới tranh đấu cho nhân quyền. Có nghĩa là nhà cầm quyền CSVN có thể tiếp tục đàn áp nhân quyền và hành động này không ảnh hưởng đến trao đổi kinh tế, thương mại!

Sau 3 ngày trao đổi, Hội Nghị nêu ra một số đề nghị như thành lập một tòa án nhân quyền quốc tế để các nạn nhân có thể kiện những trường hợp vi phạm mà quốc gia của họ không cho phép kiện. Một đề nghị khác là thúc đẩy để các phán quyết của các cơ quan quốc tế, đặc biệt là Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ (UNGWAD), trở thành ràng buộc mà mọi quốc gia phải tuân thủ. Một đề nghị nữa là các Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ (UN Special Rapporteur) không cần lời mời của một quốc gia để thực hiện một cuộc thăm viếng (điều tra tại chỗ) quốc gia đó. Tất cả các đề nghị sẽ được cô động lại để một phái đoàn gồm những người bảo vệ nhân quyền (human rights defenders) trình lên Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 17/12/2018 sắp tới.

Quang cảnh buổi lễ tại Công viên Nhân Quyền Paris với hình ảnh các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị ám sát.

Vào ngày cuối của Hội Nghị – 31/10/2018 – một sinh hoạt đặc biệt đã diễn ra tại Công Viên Nhân Quyền thuộc thành phố Paris với hình ảnh tiêu biểu của 20 nhà bảo vệ nhân quyền bị ám sát từ năm 1998.

Hội Nghị đã bế mạc sau đó với sự hiện diện của bà Anne Hidalgo, Thị Trưởng thành phố Paris, ông François Croquette, Đại Sứ Pháp đặc trách nhân quyền và một đại diện của Chính phủ Na Uy. Được biết, Dinh Chaillot – địa điểm tổ chức – là nơi mà cách đây 70 năm, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia đồng ký tên.

31/10/2018
Trần Đức Tuấn Sơn

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.