Không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc*

Hoạt động thăm dò địa chất của tàu Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng Tám, 2019. Ảnh: Twitter - Ryan Martinson
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung Quốc.

Không lùi bước ở Bãi Tư Chính

Chính sách thân Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ 1950 đã đưa nước ta vào bước ngoặt số phận, dẫn đến những đại họa đớn đau không muốn nhắc lại ở đây – vì đã thành quá khứ. Trong số đó có tổn thất dứt day hàng thế kỷ là mất đi một phần lãnh thổ trên đất liền và trên biển đảo cho Trung Quốc.

Trung Quốc đã công khai tiến hành nhiều năm cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và trên biển đảo. Và hiện nay nhờ tiềm lực kinh tế và lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh mà Trung Quốc hung hăng đẩy mạnh chiến dịch gặm nhấm biển đảo.

Bồi đắp đảo nhân tạo để biến thành lãnh thổ trên biển. Quân sự hóa để làm căn cứ chiến tranh và kiểm soát vùng trời vùng biển. Lấn chiếm biển đảo của các nước lân cận. Biến biển quốc tế thành biển riêng của mình. Trung Quốc đang ngang ngược chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Hành động mới đây nhất của Trung Quốc là ngang nhiên đưa tàu đến Bãi Tư Chính của Việt Nam để thăm dò địa chất. Không chỉ thế, ngang ngược hơn, Trung Quốc tuyên bố Bãi Tư Chính là của Trung Quốc và kết tội Việt Nam xâm phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc đã công khai xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Để mất Bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ mất thêm lãnh thổ nữa cho Trung Quốc. Bởi vậy, nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay của lãnh đạo CSVN là không để mất Bãi Tư Chính.

Làm thế nào để không mất Bãi Tư Chính?

Những biện pháp tác nghiệp không thể đề xuất công khai ở đây. Nó phải xếp hàng trong sách lược bí mật của những người đứng đầu nhà nước. Những người đó chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Họ phải dồn tâm trí, tinh lực, cho vấn đề cấp thiết quan trọng này. Những giải pháp cho Bãi Tư Chính phải là mối lo đêm ngày không ăn không ngủ của các lãnh đạo Việt Nam hiện nay chứ không phải là điều gì khác.

Những nguyên tắc cơ bản

Không chỉ Bãi Tư Chính, mà Trung Quốc sẽ còn trắng trợn xâm lược thêm những vùng biển đảo khác của Việt Nam. Để chống lại tiến trình xâm lược gặm nhấm của Trung Quốc, dứt khoát phải tuân thủ mấy nguyên lý sau đây như là các sách lược tiên quyết.

I. Không muốn mất thêm lãnh thổ thì phải thoát Trung

Chủ trương cầu hòa, thân Trung Quốc, để cầu mong Trung Quốc không xâm chiếm lãnh thổ là một chủ trương mê muội.

Càng thân Trung Quốc càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Càng phụ thuộc vào Trung Quốc càng bị Trung Quốc chèn ép. Càng bị Trung Quốc chèn ép càng buộc phải để cho Trung Quốc gặm nhấm lãnh thổ.

Cầu xin Trung Quốc nương tay là sách lược đớn hèn chỉ chuốc lấy thất bại thảm hại.

Phép biện chứng và lý thuyết tập hợp bày cho ta kế sách ngược lại.

1. Nép vào Trung Quốc là biến thành Trung Quốc.

2. Không muốn Trung Quốc chiếm thêm lãnh thổ thì phải đứng tách hẳn ra khỏi Trung Quốc.

3. Phải luôn luôn tâm niệm rằng, càng đứng xa Trung Quốc thì càng tăng khả năng không bị Trung Quốc thâu tóm.

4. Đứng xa không có nghĩa là thù địch.

5. Đứng xa không có nghĩa là đối đầu.

6. Đứng xa có nghĩa là ít liên quan đến kinh tế – không phụ thuộc vào kinh tế.

7. Đứng xa có nghĩa là ít liên quan đến chính trị – không phụ thuộc vào chính trị.

8. Đứng xa có nghĩa là ít liên quan đến quân sự – không phụ thuộc vào quân sự.

9. Đứng xa có nghĩa là ít liên quan đến dân số – khộng bị đồng hóa dân số.

10. Đứng xa có nghĩa là ít liên quan đến văn hoá – không bị đồng hoá về văn hoá.

Hiểu cho đúng phép “đứng xa” thì tự khắc biết phải làm gì.

II. Muốn thoát Trung thì phải thoát chính mình

Đất nước chúng ta đang đứng trước những hiểm họa lớn. Những hiểm họa này có thể quy thành hai nhóm nội xâmngoại xâm, mà kết cục làm cho Dân tộc Việt suy yếu, bị phụ thuộc vào Trung Quốc và từ đó bị Trung Quốc chèn ép ngày càng thêm trầm trọng, dẫn đến mất lãnh thổ từng phần cho Trung Quốc. Những hiểm họa này mọi người dân thường Việt Nam – từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, không ai không thấy.

Ai cũng nhìn thấy họa nội xâm phát sinh từ thể chế. Làm cho mình không mạnh lại phụ thuộc vào kẻ ngoại xâm cũng nguyên do từ thể chế. Cho nên, muốn thoát khỏi hiểm họa nội xâm ngoại xâm thì phải thoát khỏi vòng kim cô tư tưởng người nước ngoài mà chúng ta đang tự đeo vào.

Chừng nào mà chúng ta không tự giải phóng chính mình, chưa độc lập tư tưởng, thì chừng đó Việt Nam còn phụ thuộc vào Trung Quốc.

Phải khẳng định rằng, hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung Quốc.

Một thể chế mới cùng một chính sách mới về ngoại giao và quốc phòng mới có thể cứu Việt Nam không mất dần thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: Facebook Nguyen Ngoc Chu

* Tựa đề do BBT chọn.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.