Khúc bi tráng Gạc Ma

Gạc Ma 14/3/1988: Không bao giờ quên! Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã 34 năm (14/03/1988 – 14/03/2022), ngày Trung Quốc xâm lược đảo Gạc Ma và thực hiện cuộc thảm sát khiến 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hi sinh, ba tàu vận tải hải quân bị đánh chìm. Đến nay, sự hung hăng của Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn với tham vọng chiếm gọn Biển Đông của Việt Nam.

Cuộc thảm sát Gạc Ma do quân đội Trung Quốc thực hiện vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Cũng giống như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, trận Gạc Ma đã không được nhà nước Việt Nam thông tin đầy đủ và ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa.

Theo thông tin từ nhiều nguồn, trận đánh Gạc Ma khiến phía Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu vận tải do Trung Quốc bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích cũng được xem là đã tử trận.

Trong khi đó, phía Trung Quốc công bố thống kê rằng để chiếm được đảo Gạc Ma, họ đã bắn tổng cộng 285 quả đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ. Việc Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không để giết 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam không có vũ khí phải được xem là một cuộc thảm sát.

Cuộc thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi sinh mạng 64 chiến sĩ, khiến nhiều người bị giam cầm, mà còn bộc lộ những hạn chế trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Theo đó, chỉ vài phút đụng độ mà Việt Nam đã để mất hơn nửa đại đội. Thiệt hại nhân mạng như vậy được cho là có nguyên nhân từ mệnh lệnh “không được nổ súng” của Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh lúc bấy giờ.

Ông Lê Đức Anh đã biến 64 chiến sĩ hải quân thành bia đỡ đạn sống. Trong khi đó, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng chiến sĩ và tài sản của nhân dân là trách nhiệm của người chỉ huy. Không thể có lý do nào biện minh cho hành động của một vị bộ trưởng thấy giặc xâm lấn đất nước lại ra lệnh người lính chiến không được bắn giặc. Đây đích thị là hành động phản quốc!

Lãnh đạo CS Việt Nam không chỉ đưa 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam phơi thân mặc cho giặc Tàu bắn giết, đến nay thi thể của 56 người lính tay không có súng ấy vẫn còn nằm dưới đáy biển sâu lạnh lẽo xung quanh đảo Gạc Ma. Chưa từng thấy bất cứ nỗ lực nào được thực hiện nhằm cố gắng vớt thân xác đưa họ trở về đất liền, về với gia đình.

Đến nay, sau 34 năm chiếm đóng đảo Gạc Ma, quân đội Trung Quốc ráo riết xây dựng biển đảo này thành tiền đồn quân sự phục vụ cho âm mưu bá quyền. Cụ thể, Trung Quốc bồi đắp các bãi đá và rạn san hô, xây dựng trạm rada, đường băng dài 2.000 m, có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa.

Ý đồ quân sự hoá đảo Gạc Ma không những giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này, mà còn cho phép Bắc Kinh tiến hành các hoạt động kiểm soát mặt biển, trên không ở Biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Ngoài ra, Gạc Ma còn được dùng làm căn cứ hậu cần cho tàu hải quân để đi tuần sâu hơn xuống phía nam.

Quyết tâm bá quyền của Trung Quốc từ lâu đời và ngày càng lớn. Trong đó, đảo Gạc Ma là chìa khóa để Bắc Kinh hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò” và tham vọng “Tứ Sa”. Đây là những nguy cơ lớn nhất và đang hiện hữu, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Tuy nhiên, thay vì khuyến khích người dân cần có trách nhiệm phản đối hành động xâm lược của Bắc Kinh, nhà nước CSVN lại luôn coi vụ Gạc Ma là “nhạy cảm” và nhiều lần dùng vũ lực ngăn cản nhân dân tưởng niệm.

Đảo Gạc Ma đã mất vào tay Trung Quốc, người dân Việt Nam tri ân liệt sĩ ngã xuống vì tổ quốc là hành động chính đáng và cần nhà nước khuyến khích chứ không phải bị ngăn cản. Đảng Cộng Sản Việt Nam không được lẫn lộn hữu nghị với chủ quyền thiêng liêng!

Ngô Đồng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.