Ngoại giao kỳ lạ

Từ trái, trên xuống: Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Tập Cận Bình, Bộ Trưởng Quốc Phòng hai nước Trung - Việt và tàu Haiyang Dizhi 8 được truyền thông quốc tế loan tải là đang hoạt động, từ ngày 3 tháng Bảy, tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: Internet - Việt Tân edit
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông

Năm 1954, thừa cơ người Pháp buộc phải rời khỏi Đông Dương, Đài Loan chiếm đảo Ba Bình và Trung Quốc, đồng minh ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa của chúng ta.

Năm 1974, khi người đồng chí ‘môi hở răng lạnh’ đang vướng bận vào cuộc chiến thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Nước Mỹ bỏ rơi đồng minh và coi đó là món quà tặng Mao.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo/bãi đá ở Trường Sa là Gạc Ma, Chữ Thập, Subi, Gaven, Vành Khăn, Châu Viên và Tư Nghĩa. Các chiến hạm của hải quân Liên Xô đóng ở quân cảng Cam Ranh đã không làm gì để bảo vệ đồng minh như Hiệp Ước Hòa Bình Hữu Nghị Việt Xô ký trước đó mươi năm giữa Lê Duẩn và L. Brê giơ nhep [Leonid Brezhnev, TBT Đảng CS Liên Xô 1964-1982].

Kể từ đây, Trung Quốc cắm chân ở Trường Sa, xây dựng các đảo nhân tạo, sân bay, bến cảng, bãi tên lửa và biến những hòn đảo này thành các pháo đài quân sự trên Biển Đông.

Năm 2012, Trung Quốc vây chiếm bãi Scarborough, cách nước này 800 hải lý và cách Philippines 80 hải lý, nhưng nước Mỹ đã không làm gì để bảo vệ đồng minh như Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ-Philippines ký năm 1951.

Từ năm 1990 đến nay, Trung Quốc thực hiện chiến thuật ngoại giao bẻ đũa từng chiếc với các nước ASEAN, biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, đe dọa kinh tế và quân sự buộc các các quốc gia láng giềng lùi bước trong việc khai thác và liên danh khai thác dầu khí trên vùng biển của mình.

Trung Quốc đang kiên trì thực hiện lối hành xử của bọn khủng bố, cướp bóc, trấn lột ngư dân Việt Nam, Philippines… trên Biển Đông hòng làm họ khánh kiệt và sợ hãi mà rời bỏ ngư trường truyền thống, vốn là biển của đất nước mình.

Hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã áp dụng triệt để sách lược ‘Tằm ăn dâu’ và ‘Rình rập vồ mồi’ rất thành công. Thực tế hơn sáu mươi năm cưỡng chiếm Biển Đông của Trung Quốc nói lên điều đó.

2. Cách hành xử của Việt Nam

Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam không nhận thức ra mối hiểm họa Trung Hoa, nhất là sau sự kiện Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và cuộc chiến này kéo dài cho tới khi lãnh đạo hai nước ký Hiệp Nghị Thành Đô năm 1990 mới kết thúc.

Điều tôi lấy làm lạ là, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn coi kẻ đã cướp một phần đất đai của tổ tiên để lại bằng cách ép Việt Nam vẽ lại biên giới trên bộ và trên biển Vịnh Bắc Bộ; kẻ đã chiếm trọn Hoàng Sa, một phần Trường Sa và đang vây ráp chúng ta ở Biển Đông là đồng chí.

Trong các cuộc thương thảo ngoại giao với Trung Quốc, người ta thường viện dẫn giữ gìn ‘Đại cục’, tuân theo phương châm ‘Bốn tốt’ và ‘Mười sáu chữ vàng’ do Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đề xuất mà bỏ qua nguyên tắc cơ bản trong bang giao quốc tế là BÌNH ĐẲNG và CÙNG CÓ LỢI.

Các sự kiện tàu Hải Dương 981 năm 2014, hay tàu Hải Dương 8 vừa mới đây, khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là đều có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Nếu để ý các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông liền trước chuyến thăm của chủ tịch Quốc Hội Việt Nam khiến chúng ta nghĩ đến chính sách ngoại giao răn đe của nước này.

Các sự kiện đó là:

1. Từ ngày 29/06 đến 03/07 bắn hỏa tiễn đất đối hạm ở Biển Đông. (1)
2. Từ ngày 03/07 đến nay, tàu Hải Dương 8 hoạt động thăm dò địa chất ở bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thay vì hủy chuyến đi để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, Việt Nam vẫn đi Bắc Kinh. Tiếc rằng bà Ngân giữ im lặng. Cả hai bên chỉ nói tới củng cố và nâng cao hợp tác chiến lược toàn diện và sự tin cậy chính trị lẫn nhau. Bà Ngân còn mời Chủ Tịch Nhân Đại Lật Chiến Thư qua thăm Việt Nam. (2)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dù có đưa ra thông điệp mạnh mẽ bao nhiêu trong các ngày 16 và 19 tháng Bảy cũng không có sức nặng bằng một thái độ cứng rắn khẳng định chủ quyền đất nước của bà Ngân tại Trung Nam Hải.

Xem ra, Trung Quốc lại thành công trong phép thử bãi Tư Chính của họ, biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp.

Ba ngày trước, 21 tháng Bảy, ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CSVN Võ Văn Thưởng, sang Trung Quốc tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng. Tôi tự hỏi, trong tình cảnh bị đe dọa, khủng bố ngoài Biển Đông như thế này, đoàn Việt Nam có thể thảo luận được gì đây?

3. Lời kết

Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả, nhưng điều đó không có nghĩa là làm bạn với kẻ thù.

Là nước nhỏ yếu bên cạnh Trung Quốc thì phải biết mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách đối ngoại với người hàng xóm bất hảo này. Nhưng chính sách ngoại giao đó không phải là sự nhún nhường vô nguyên tắc, làm suy yếu tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt Nam.

Trung Quốc là người bày ra ván cờ Biển Đông, họ chủ động tiến hoặc lui tùy cơ hành động. Dã tâm chiếm 60% biển Việt Nam của Trung Nam Hải là không thay đổi. Một nền ngoại giao nhún nhường kỳ lạ kiểu này thì kẻ thắng ván bài này sẽ về tay Trung Quốc.

Lê Văn Sinh


1. BBC News, ngày 08/07/2019.
– Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm TQ, nâng cao ‘tin cậy chính trị’.
2. mnews.chinhphu.vn, ngày 08/07/2019. Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Trung Quốc.
– Dân Trí. ngày 12/07/3019 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc.

Nguồn: Blog Tễu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.