Nguyễn Phú Trọng: Đáng tin hay xảo trá?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Bí thư kiêm Chủ tịch” hay cụm từ mỹ miều hơn “nhất thể hóa” là đề tài đang gây xôn xao trong mấy ngày vừa qua tại Việt Nam cũng như các nhà nghiên cứu về chính trị Việt Nam trên thế giới. Hôm 3/10, Hội nghị Trung ương 8 “thống nhất 100%”, giới thiệu ông Trọng ra Quốc hội để bầu làm chủ tịch nước, nhất thể hóa hai vị trí trong hệ thống tứ trụ triều đình vào ngày 22 tháng 10 tới đây.

Hầu hết các nhà nghiên cứu về tình hình chính trị của Việt Nam cũng như cư dân mạng đều khẳng định, ông Trọng đang “học tập” Trung Quốc theo mô hình “Tổng bí thư kiêm chủ tịch nuớc” từ thời Giang Trạch Dân và có thể học theo ông Tập Cận Bình, để làm hoàng đế phương Nam vĩnh viễn chăng?

Việc gộp chức chủ tịch nước và tổng bí thư không những để tăng cường quyền lực tuyệt đối của nhân vật số 1 tại Trung Quốc mà ngày nay dưới triều đại của Tập Cận Bình, theo nhà bình luận Murray Hiebert, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), mô tả là cuộc chiến chống tham nhũng và trấn áp các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích các chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Vị tất, Trọng sẽ rập khuôn y chang chính sách của Tập. Ông Trọng phát biểu tại Hội nghị Trung ương 8 hôm 2/10 vừa qua nhấn mạnh “các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị tiếp tục chống phá với nhiều phương thức, thủ đoạn mới”. Từ khi Trọng làm tổng bí thư cộng sản đến này cũng là giai đoạn người Việt yêu nước bị bắt và kết án nhiều nhất, nặng nề nhất.

Tổng hợp các tuyên bố, lời nói của Trọng, người ta thấy một tính cách dối trá và trơ trẽn của con người này.

Với khả năng “lý luận, miền Bắc” dường như ông Trọng khôn ngoan trong việc lắt léo lời nói của mình “Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công” để đạt được mục đích riêng. Trước đó hồi tháng 5/2015 nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền. Ông Trọng lý luận “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát?”

Người ta cũng không quên quyết tâm bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh của ông Trọng. Tháng 12/2016 ông Trọng tuyên bố “Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu.”

Để bắt Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng sử dụng phương pháp bẩn bựa nhất quả đất bằng việc “bắt cóc”. Hành động của một chính khách, người đứng đầu của một đảng cầm quyền nhưng chà đạp luật pháp Quốc tế thì thử hỏi ông Trọng có đàng hoàng không?

Ông Trọng thường dùng chữ “tin nhau” trong đối nội cũng như đối ngoại, trong đảng cộng sản cũng như đối với người dân. Thế nhưng, chữ “tin” của Trọng chỉ là trên môi miệng già nua mà thôi. Hồi tháng 7/2015 trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Trọng nói với Tổng Thống Barack Obama về niềm tin và nhân quyền.

“Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công.”

“Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người.”

Đúng, Nguyễn Phú Trọng hết sức coi trọng vấn đề quyền con người thông qua con số biết nói “246 người có hành động yêu nước bị bắt và bị kết án dài đằng đẳng” chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm qua.

Người ta đặt câu hỏi, liệu ông Trọng có đáng tin để đứng đầu đất nước trong bối cảnh chính trị của Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giới có nhiều biến động như hiện nay? Chúng ta thấy những gì ông Trọng tuyên bố công khai trước người dân, trước thế giới và những hành động trái ngược hoàn toàn thì ông Trọng là người đáng tin hay xảo trá?

Một người có khả năng nói láo đến mức “lý luận thần sầu” như ông Trọng thì việc người ta nói đến nhiều về ông Trọng bán nước Việt Nam cho Trung Cộng, tôi tin điều đó.

Trước đây tôi vẫn không tin một mai Việt Nam dần dần bị rơi vào tay Trung Cộng, nhưng, ngày nay, với diễn tiến Nguyễn Phú Trọng thâu tóm tất cả quyền lực trong tay mình thì tôi dần dần thấy nỗi đau từng cơn trong tim mình. Trong đầu tôi hình thành cụm từ “Nguyễn Phú Trọng và Trung Quốc”.

Portland, OR 10/5/2018
Paulus Lê Sơn

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.