Nguyễn Phú Trọng triệt hạ Phạm Bình Minh theo lệnh Bắc Kinh?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về tương lai Châu Á ở Tokyo, 26/05/2022. Ảnh: Kazuhiro Nogi/ AFP/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguyễn Phú Trọng dùng bình phong chống tham nhũng để che đậy thủ đoạn loại bỏ các phe cánh không ưa, nhưng cũng có thể do áp lực từ Bắc Kinh.

Đó là những lời tiết lộ từ hậu trường chính trị CSVN, bên cạnh những nhận định của một số nhà quan sát thời sự chính trị Hà Nội qua những diễn biến gần đây. Hai phó thủ tướng đã bị lột hết các chức vụ trong đảng và chính quyền, dù được coi là không tham nhũng.

Lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN, hôm 30 Tháng Mười Hai, 2022, cùng lúc hai phó thủ tướng là ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam bị Bộ Chính Trị đảng CSVN “cho thôi chức.”

Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh bị tước mất ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ủy Viên Trung Ương Đảng. Ông Vũ Đức Đam bị tước mất ghế Ủy Viên Trung Ương Đảng. Rồi đến hôm 5 Tháng Giêng, cả hai đồng loạt bị Quốc Hội “nhất trí cho thôi” làm phó thủ tướng.

Ông Phạm Bình Minh phụ trách mảng ngoại giao, trong khi ông Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm mảng y tế. Hơn một năm qua, dư luận bàng hoàng trước tầm vóc tham nhũng kinh hoàng của các vụ án “kít xét nghiệm COVID-19″ giả mạo sản phẩm nghiên cứu trong nước, bán với giá cắt cổ của công ty Việt Á mà Phan Quốc Việt ăn chia với quan chức y tế từ trung ương tới địa phương.

Gần 40 quan chức Bộ Ngoại Giao theo nhau bị bắt, vì đã toa rập đưa dân đang ở ngoại quốc về nước với giá vé máy bay đắt có thể chục lần giá chính thức, ăn chia số tiền ước tính hàng trăm triệu và có thể đến $2 tỷ.

Tuy nhiên, cả Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam xưa nay được tiếng là người có năng lực lại không điều tiếng gì về tham nhũng.

Theo bài phân tích trên báo Nhật Nikkei hôm Thứ Sáu vừa qua, dẫn tin tức từ nội bộ đảng CSVN, lý do thầm kín nằm đằng sau chiến dịch đánh tham nhũng của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là gạt bỏ những người ông không muốn cho leo lên ghế cao hơn trong đảng, tức các ghế “tứ trụ.”

Nikkei thuật, theo những người trong nội bộ đảng nói rằng Phạm Bình Minh có tham vọng hoặc làm thủ tướng, hoặc nắm ghế chủ tịch nước. Tuy nhiên, ông Trọng lại không thích cái “khuynh hướng Tây phương” của ông Minh và ông này được giới Tây phương ủng hộ.

Không những vậy, khi Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh cuối Tháng Mười sang đầu Tháng Mười Một, 2022, ông Trọng bị Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy hạn chế ảnh hưởng của các thành phần có khuynh hướng Tây phương trong nội bộ đảng CSVN. Tên ông Phạm Bình Minh được ông Tập Cận Bình nêu ra chỉ đích danh.

Đến nay, hai tháng sau, cả hai ông phó thủ tướng, Phạm Bình Minh là một trong những người được học bổng Fulbright đầu tiên đi Mỹ học, còn Vũ Đức Đam được du học ở Bỉ, bị gạt ra khỏi guồng máy quyền lực.

Trên tạp chí Asia Sentinel, phân tích gia David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam trước 1975 và thông thạo tiếng Việt, cũng viết rằng, “một số nhà bình luận cho hay họ thấy bóng dáng Tập Cận Bình ở một số biến cố mới đây” tại Việt Nam.

Hồi đầu Tháng Mười Hai, 2022, phân tích gia Zachary Abuza cũng đã cho rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lợi dụng chiến dịch đánh tham nhũng để trừ khử các thành phần mà ông không muốn thấy nắm lấy mấy cái ghế chóp bu đảng khi ông ta phải về vườn.

Ông Zachary Abuza là giáo sư tại trường National War College (Học Viện An Ninh Quốc Phòng) đào tạo lãnh đạo quân sự chính trị tương lai ở thủ đô Washington, chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á.

TN

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.