Nguyễn Tấn Dũng tái xuất giang hồ

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày qua, tên ông Nguyễn Tấn Dũng bỗng nhiên được nhắc tới nhiều hơn trên mạng xã hội, nhất là sau khi người con là Bí Thư tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị được lệnh của Thủ Tướng Phúc triệu về nhiệm sở cũ ở Bộ Xây Dựng.

Gần 5 năm  qua, kể từ khi cầm sổ hưu về quê nhà “làm người tử tế” sau cuộc tranh quyền thất bại với Nguyễn Phú Trọng trong đại hội 12, ông Dũng sống im hơi lặng tiếng và ít xuất hiện công khai. Có thể lý giải, vì phe ông Trọng với chiêu bài đốt lò chống tham nhũng đã đánh quá mạnh vào những người đã từng cộng tác mật thiết với ông Dũng trước đây.

Bắt đầu từ vụ Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh rồi đến cặp đôi Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa lần lượt vào lò, tưởng chừng như phe Trọng tung hoành giữa chốn không người. Nhưng cũng có lúc họ gặp phải hiểm nghèo khi ông Trọng đến thăm Kiên Giang bị đột quỵ năm 2018 mà đến nay vẫn chưa bình phục.

Có thể nói cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cao số nên đã qua được đợt đốt lò đầu tiên. Nay chỉ còn khoảng 2 tháng nữa, nếu ông Trọng hết làm tổng bí thư thì coi như ông Dũng và đàn em của ông thoát nạn. Đã có những điều chứng tỏ là ông Dũng đang tái xuất giang hồ sau thời gian tạm thời “phong kiếm quy ẩn,” nói theo kiểu kiếm hiệp Tàu.

Cuối tháng Chín, 2020,nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ban Kinh Tế Trung Ương, cựu Thủ Tướng Dũng xuất hiện chính thức trên truyền thông nhà nước, trả lời một cuộc phỏng vấn của đài VTV. Ông Dũng hết lời ca ngợi “Ban Kinh Tế Trung Ương đã đóng góp quan trọng trong việc hoạch định và thực thi các chủ trương, chính sách lớn của đảng ta về phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng và bền vững của đất nước.” Dĩ nhiên không ai quên ông Dũng đã là trưởng ban năm 1996 trước khi được chỉ định làm phó thủ tướng.

Đến ngày 28 tháng Chín, ông Dũng tham dự đại hội đảng bộ quân đội tại Hà Nội cùng với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong lúc đó tại thành Hồ, Nguyễn Văn Nên, Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng được “giới thiệu” để bầu vào ghế bí thư thành uỷ thay thế Nguyễn Thiện Nhân. Nói cho đẹp là “giới thiệu,” nhưng thực ra đây là sự chỉ định của đảng. Ông Nên xuất thân từ Tây Ninh, cũng được mô tả là đàn em của Ba Dũng trước đây.

Nhưng quan trọng hơn hết, hai đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội và đại hội đảng bộ Bộ Công An, diễn ra cùng ngày 12 tháng Mười, 2020. Thành phần tham dự của các nhân vật trong đảng, kể cả các nhân vật cựu trào, cho thấy có hai phe rõ rệt.

Nguyễn Phú Trọng trong cương vị tổng – tịch đi dự bên đảng bộ Hà Nội cùng với Trương Tấn Sang cựu Chủ Tịch Nước, vốn là một đồng minh của ông Trọng trong đại hội 12 đá bay Nguyễn Tấn Dũng về vườn. Trong khi đó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dự bên đại hội của đảng bộ Công An cùng với Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng. Tuy ông Vượng cũng đi dự đại hội đảng bộ Công An nhưng rất mờ nhạt.

Sau khi dự đại hội đảng bộ Công An thì ông Nguyễn Xuân Phúc đi dự đại hội đảng bộ Hải Phòng và tiếp xúc với cử tri tại đây. Từ Hải Phòng, ông Phúc bay đi Sài Gòn để tham dự đại hội đảng bộ TP.HCM. Trong khi đó, ông Trần Quốc Vượng lại đi Tuyên Quang dự lễ khởi công xây dựng bảo tàng Tân Trào và đại hội đảng bộ Tuyên Quang.

Sự xuất hiện của ông Trần Quốc Vượng và ông Nguyễn Xuân Phúc qua các đại hội nói trên cho thấy là hình ảnh ông Phúc nổi bậc hơn ông Vượng rất nhiều.

Phải chăng ở hội nghị 13 vừa qua đã có cuộc “đảo chánh ngầm” khi phe ông Phúc được sự hậu thuẫn ngầm của phe ông Nguyễn Tấn Dũng, tìm cách loại ảnh hưởng của phe ông Trọng và ông Vượng, chuẩn bị cho cuộc đua ghế tổng bí thư sẽ quyết định tại hội nghị 14 vào cuối năm 2020.

Điều này cho thấy trận chiến tranh ghế tổng bí thư giữa Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc đang hồi gay cấn. Nó làm cho người ta liên tưởng đến cảnh tranh quyền quyết liệt trong đại hội 12 vào năm 2016 giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.

Một dấu ấn khác được dư luận bàn tới nhiều trong sự tái xuất giang hồ của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị kỳ này còn ở lại trung ương sau đại hội 13 hay sẽ về hưu non. Nếu Nghị tiếp tục được giới thiệu bầu vào ủy viên trung ương khoá 13, nhiều phần Nghị sẽ là bộ trưởng Bộ Xây Dựng trong chính phủ mới, hay chức cao hơn có thể là ủy viên Bộ Chính Trị chẳng hạn.

Vì thế, sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Tấn Dũng có thể cho thấy hai điều:

– Chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ là kế rung cây nhát khỉ. Chiến dịch ấy chỉ làm thịt được một số người thuộc phe Dũng trước đây, nhưng thực chất không dám đụng đến quyền lực phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng ở phía Nam. Bằng chứng là lãnh chúa thành Hồ Lê Thanh Hải, chưa có luật pháp nào dám đụng đến. Đốt lò chống tham nhũng, cuối cùng là cơ hội tốt để đề cao Nguyễn Phú Trọng như một tổng bí thư “kiệt xuất” nhất từ sau Lê Duẩn.

– Với những gì đạt được trong thời gian 2 năm vừa qua, ông Trọng chỉ có thể đụng đến một số nhân sự từ Miền Trung trở ra mà thôi. Chứ trong Miền Nam, đặc biệt các tỉnh Nam Bộ hầu hết vững như bàn thạch vì có bàn tay bao che của phe nhóm ông Dũng.

Tóm lại, sự tranh giành quyền lực cao nhất trong đảng CSVN mỗi 5 năm một lần còn cho người dân Việt thấy, đảng này chỉ là một tập đoàn cai trị bất hợp pháp đứng trên và đứng ngoài quyền lợi đất nước.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.