Ông Trọng đâu rồi?

Ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thi Kim Ngân, chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng, dẫn đầu đoàn lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN viếng tang lễ ông Lê Đức Anh tại Hà Nội, ngày 3/5/2019. Ảnh: Tuổi Trẻ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ ngày ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ hôm 14 tháng 4 vừa qua tại tỉnh Kiên Giang, tính đến nay đã hơn 3 tuần lễ. Dư luận hết sức quan tâm đến tình trạng sức khỏe và nhất là mức độ an nguy tính mệnh của người “đốt lò vĩ đại”. Mặc dù vậy, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn im lặng trước đòi hỏi công khai hiện tình sức khỏe của ông Trọng. Cho tới hôm 25/4, Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng không khỏe, nhưng sẽ “sớm trở lại làm việc bình thường.”

Sự đời không ai lường trước được việc gì xảy ra. Ông Lê Đức Anh – nguyên Chủ tịch nước ra đi ở tuổi 99 hôm 22 tháng 4 cũng là điều dễ hiểu. Báo chí thuộc sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản đồng loạt đưa tin tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh, được tổ chức với nghi thức Quốc tang, diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 5, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang. Đây là một sự kiện buộc ông Trọng phải ra mặt sau thời gian bị đồn đoán là “đột qụy”.

Theo báo Dân Trí, “quy định về việc tổ chức lễ Quốc tang, Trưởng Ban lễ tang là Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước sẽ là người chủ trì lễ viếng, lễ truy điệu. Trưởng ban lễ tang tại lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình bày điếu văn tưởng nhớ vị cán bộ lão thành thế hệ trước.”

Tuy vậy, hôm nay tang lễ của ông Lê Đức Anh, được truyền hình trực tiếp, có người viết một cách châm biếm trên Facebook “soi kính lúp tìm cụ Tổng mà không thấy ở đâu.” Có người thì mỉa mai hơn, sâu cay hơn “Dự đám tang mà mặt mày hớn hở, miệng cười nụ cười hoa hát ‘Giờ này anh ở đâu?’ và ‘Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay!’ Thiệt là tinh thần cộng sản thắm thiết!”

Trong không khí quốc tang, lẽ thường phải sầu não, tiếc thương người khuất núi. Thế nhưng người dân lại không quan tâm đến kẻ đã chết, chúng sinh không gọi vong hồn vừa lìa khỏi xác của kẻ đã nằm yên trong quan tài. Họ chỉ chăm chăm nhìn, soi, ao ước được ngắm nhìn hình hài, dung nhan của ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, họ thi đua nhau gọi tên Nguyễn Phú Trọng y như gọi hồn ma ám ảnh. Ông Trọng đâu rồi, ông có nghe thấy thiên hạ gọi tên mình?

“Có ai thấy Trọng đứng đâu không? nhìn hình cứ tưởng đám ma của Trọng”. Đời thế nó mới đểu. Thiên hạ dường như đang quy hướng về ông Trọng. Sự ‘vắng mặt’ của ông Trọng khiến cho lòng dân “rã rời”.

Người dân đặt câu hỏi về sự vắng mặt hay gọi tên ông Trọng không phải là một chỉ dấu cho thấy sự yêu quý của họ đối với ông ta, mà chỉ vì tò mò muốn biết ông Trọng “bây giờ”… ra sao? Họ cũng thể hiện sự mỉa mai và bóc trần sự dối trá trơ trẽn của ông Trọng cùng hệ thống tuyên truyền lừa bịp của Đảng Cộng Sản. Đằng sau sự mập mờ, nhập nhằng về tình hình sức khỏe của ông Trọng là một ván bài chính trị hay cán cân quyền lực chưa được định vị rõ ràng?

Dù động cơ, mục đích của nó là gì chăng nữa thì chưa bao giờ lợi ích đạt được thuộc về tay nhân dân.

Phải chăng để giải bài toán trong nội bộ Đảng Cộng Sản đang đấu đá, tranh quyền đoạt vị là bài toán chưa bao giờ dễ dàng đối với ông Trọng?

Có thể qua lễ tang ông Lê Đức Anh, nhiều người đã có câu trả lời cho riêng mình. Mục đích tính toán của từng cá nhân, phe nhóm sẽ được thi triển trong nay mai. Và cũng có thể, trong bức màn phủ sức khỏe không được tốt của ông Trọng sẽ nhìn thấy những ảo ảnh dần dần tỏ hiện trong cuộc đấu đá thanh trừng đang diễn ra hết sức gây cấn?

Trong bối cảnh chính trị 4.0 thời nay, sự giấu diếm về tình trạng sức khỏe của ông Trọng đem đến ích lợi một nhưng thiệt hại gấp cả chục lần. Nếu đó là chiêu trò của ông Trọng cùng phe nhóm để tìm hạ và triệt hạ đối thủ thì người ta sẽ rẻ mạt cái triết lý chính trị của ông ta. Còn nếu thực sự ông Trọng sức kiệt, lực tàn, bại liệt toàn thân nơi giường bệnh mà vẫn cố duy trì quyền lực thì quả là bạc phúc, đại họa cho dân tộc.

Sự khôn ngoan chính trị không đến từ não trạng già cỗi, lệ thuộc ngoại bang hay trái tim héo úa của kẻ cầm quyền độc tài sắt máu. Nhưng sự khôn ngoan ấy đến từ lòng tin, tình yêu và nền minh triết của dân tộc, biết tôn trọng và lắng nghe nhân dân, biết gìn giữ, bảo vệ non sông xã tắc trước ngoại bang. Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông ta chọn sự khôn ngoan nào đây?

Portland, OR 5/2/2019

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?