Quan Điểm

Võ Văn Thưởng. Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Anh Thưởng lại chơi chữ

Điều mà ai cũng thừa nhận là tham nhũng hiện diện trong mọi cơ chế chính quyền khắp nơi trên thế giới dưới mọi hình thức, bởi lòng tham của bất cứ con người nào có quyền lực trong tay. Nhưng nếu đó là một thể chế dân chủ và tôn trọng báo chí thì tham nhũng chắc chắn sẽ bị triệt tiêu. Bởi vì qua tự do ngôn luận, sự lợi dụng chức vụ để tham ô của các viên chức chính quyền dù kín đáo đến đâu cũng sẽ bị phanh phui và mang ra trước ánh sáng. Đó chính là đệ tứ quyền mà những quốc gia kềm kẹp báo chí như Việt Nam không có được, khiến tham nhũng tha hồ hoành hành không còn biết sợ ai.

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp của HĐND TP. Hà Nội hôm 6/12/2019, tại quận Hoàn Kiếm. Tại đây, ông Chung tuyên bố rằng Tổ chức JEBO Nhật Bản đã vào thí nghiệm sông Tô Lịch mà không hề xin phép Thành phố và “không để cho JEBO làm trò cười cho thiên hạ”. Ảnh: Báo Mới

Sự lật lọng của Nguyễn Đức Chung

Vụ lình xình xảy ra giữa thành phố Hà Nội với Tổ chức JEBO Nhật Bản liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch đang làm cho người ta nhớ đến vụ ông Nguyễn Hữu Chung từng đến xã Đồng Tâm, Mỹ Đức giải quyết vụ 38 con tin bị người dân ở đây bắt giữ hồi năm 2017. Cả hai vụ đều nêu bật sự bất tín hay nói đúng hơn là sự lật lọng của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội.

Kho nhôm của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam trị giá 4,3 tỷ USD chờ xuất sang Mỹ bị phát giác. Ảnh: The Wall Street Journal (WSJ)

Nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào phụ thuộc Trung Quốc

Vào cuối tháng Mười Một vừa qua, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam loan báo “tin vui”: thặng dư mậu dịch trong 10 tháng năm 2019 tính từ đầu năm đạt kỷ lục 9 tỷ đô-la, lấy từ con số tổng trị giá xuất khẩu 219 tỷ và nhập khẩu 210 tỷ. Nhưng dường như các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách cảm thấy không vui với con số 9 tỷ thặng dư này. Vì trong thực tế những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua hầu hết là hàng sản xuất từ Trung Quốc, được trung chuyển sang Việt Nam rồi phù phép đội lốt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Bộ Trưởng Bộ Thông Tin - Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Tham vọng của Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng

Trong cương vị là lãnh đạo một bộ quan trọng trong chính phủ có trách nhiệm giúp người dân được nghe, được nhìn, được biết những thông tin minh bạch và chính xác nhất; nhưng Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng thỉnh thoảng lại làm mọi người thất vọng vì cách ăn nói linh tinh của mình.

Lính biên phòng Đông Đức nhìn những người biểu tình kéo sập một đoạn của Bức tường Berlin gần Cổng Brandenburg vào tháng 11 năm 1989. Ảnh: Lionel Cironneau/AP

Việt Luận phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân

Kinh nghiệm đưa đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài tại Đông Âu đều cần có ba yếu tố: đấu đá nội bộ bất phân thắng bại, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, và bất mãn xã hội cùng với những cuộc phản kháng của người dân lan rộng ở nhiều nơi khiến cho các chế độ độc tài lúng túng đối phó. Việt Nam đang tồn tại cả ba yếu tố nói trên, và sự bùng phát tạo thành sức ép lên chế độ CSVN hiện nay chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hiện trường nơi phát giác chiếc xe container chở 39 nạn nhân tử vong trên đường đưa lậu vào Anh (trái) và các bó hoa người dân địa phương Essex tỏ lòng thương tiếc các nạn nhân.

CSVN không thể chối bỏ trách nhiệm vụ 39 người bị chết cóng

“Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam”! rõ ràng là những lời lẽ đầy thách thức và ngạo mạn của Hà Nội gởi đến dư luận đang quan tâm tìm hiểu về vấn đề trách nhiệm về cái chết tức tưởi của 39 nạn nhân xấu số ở Essex. Trong vị trí là một nhà nước với đầy đủ quyền lực trong tay, nhà nước cũng như đảng CSVN không thể chối bỏ trách nhiệm của mình trước sinh mạng của 39 công dân Việt Nam, vì vậy cần phải vạch rõ nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm gì và không thể lấp liếm để chạy trốn.

Dự báo cũ (trái) và mới (phải) tới năm 2050 nước biển dâng cao ảnh hưởng đối với vùng đất miền Nam, trong đó có vùng ĐBSCL. Ghi chú của ảnh: Màu xậm là vùng đất chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên (nước lớn), màu xám là vùng dân cư. Ảnh: New York Times 29/10/2019

Năm 2050 đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất

Theo tổ chức Climate Central do hậu quả của biến đổi khí hậu, phần lớn Miền Nam Việt Nam sẽ chìm trong biển nước vào giữa thế kỷ này. Tức là khoảng trên 20 triệu dân miền đồng bằng sông Cửu Long không còn đất sống vì hầu hết diện tích nông nghiệp không còn. Thử hỏi, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long vốn là nơi nuôi sống cả nước mà nay chìm trong biển nước thì Việt Nam sẽ đi về đâu?

Chiếc xe container chở 39 người di dân lậu tử vong trong thùng đông lạnh, hôm 23 tháng 10, 2019. Ảnh: AP

Người rơm và bi kịch Việt Nam

Đây không phải là sự kiện đầu tiên của người Việt Nam “xuất khẩu lao động chui” mà nó đã xảy ra nhiều lần như một phong trào, nửa công khai, nửa bí mật. Hàng chục vụ lớn nhỏ như thế này đã diễn ra trong những năm tháng trước đây với nhiều bi kịch khác nhau, nhưng phải nói vụ 39 người Việt Nam chết tức tưởi trong thùng đông lạnh đóng kín đã tạo ra một sự xúc động lớn trong dư luận toàn thế giới…

Chiếc xe container chở 39 nạn nhân tử vong trên đường đưa lậu vào Anh. Ảnh: Reuters

18,9 tỷ USD kiều hối và những container xác người

Trong hai năm trở lại đây, con đường buôn người có một lộ trình khác là sang Trung Quốc để làm giấy tờ giả rồi vào thẳng một nước EU bằng con đường du lịch thường là Pháp hoặc Đức. Thảm họa kinh hoàng tại Essex hôm 23 tháng Mười khiến cho người ta đặt câu hỏi có bao nhiêu lao động Việt Nam nhập cư trái phép sang các nước “tư bản giãy chết” mỗi năm và theo những phương cách gì?

Diễn Đàn Hương Sơn kỳ thứ 9 tại Bắc Kinh diễn ra từ ngày 20 đến 22/10/2019. Ảnh: Reuters.

Sự hèn nhát của lãnh đạo CSVN tại Diễn Đàn Hương Sơn

Tại Diễn Đàn Hương Sơn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đọc như học thuộc lòng “Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế…” Đây không phải là lần đầu tiên mà lập trường của Việt Nam tỏ ra quá nhún nhường đến mức bị đánh giá là yếu hèn trước sự ngang ngược của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Vụ ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong những ngày qua đã tạo thành làn sóng quan tâm của dư luận. Mọi người đều chú tâm vào Chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên mức báo động đỏ. Một lý do khác khiến người dân không thể không đặt ra: Thuế bảo vệ môi trường! Một lít xăng hiện nay phải trả 4.000 đồng thuế bảo vệ môi trường. Vị chi từ 2012 đến tháng 6/2019 số thu tổng cộng là 250 nghìn tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD). Số tiền khổng lồ này đi về đâu?

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN vừa ký ban hành tiếp Nghị Quyết 52 của Bộ Chính Trị về việc chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Báo Giao Thông

Giấc mộng ông Trọng, giấc mơ Tập Cận Bình

Từ nhiều năm qua, một số chuyên gia kinh tế và công nghệ đã tham dự nhiều buổi hội luận về chủ đề phát triển và công nghiệp hóa Việt Nam do các bộ tổ chức, đa số ý kiến đưa ra đều kiến nghị là phải cải cách thể chế và thay đổi nền tảng giáo dục. Đây mới là điều cốt yếu mà Bộ Chính Trị CSVN phải làm đầu tiên, trước khi nói đến việc hô hào cả nước tiến lên công nghệ 4.0