Quan Điểm

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN vừa ký ban hành tiếp Nghị Quyết 52 của Bộ Chính Trị về việc chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Báo Giao Thông

Giấc mộng ông Trọng, giấc mơ Tập Cận Bình

Từ nhiều năm qua, một số chuyên gia kinh tế và công nghệ đã tham dự nhiều buổi hội luận về chủ đề phát triển và công nghiệp hóa Việt Nam do các bộ tổ chức, đa số ý kiến đưa ra đều kiến nghị là phải cải cách thể chế và thay đổi nền tảng giáo dục. Đây mới là điều cốt yếu mà Bộ Chính Trị CSVN phải làm đầu tiên, trước khi nói đến việc hô hào cả nước tiến lên công nghệ 4.0

Buổi tiếp tân kỷ niệm 70 năm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tối 30 tháng Chín tại Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Cộng mừng thượng thọ 70!

Cuộc thương chiến Mỹ Trung xảy ra từ tháng Chín, 2018 và nhất là biến động tại Hong Kong xảy ra từ đầu tháng Sáu đến nay, đã khiến cho Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh phải thu nhỏ phạm vi tổ chức lễ diễn binh, kể cả việc không mời nguyên thủ các quốc gia tham dự, qua hai buổi lễ tiếp tân mừng quốc khánh vào tối ngày 30 tháng Chín, và cuộc diễn binh, diễn hành với hơn 120.000 binh lính và quần chúng tham gia vào sáng 1 tháng Mười. Theo dõi hai sự kiện này, có ba vấn đề được chú ý nhất.

Lễ khai mạc Hội nghị Tư Lệnh Cảnh Sát các nước ASEAN lần thứ 39 tại Hà Nộ hôm 18 tháng Chín, 2019. Tướng công an Trần Văn Vệ đứng ngoài cùng, bên phải.

“Ở Việt Nam không có khủng bố”

“Việt Nam chưa có khủng bố”, được một viên tướng công an, đặc trách về điều tra đưa ra trong bối cảnh Hà Nội gia tăng các cuộc bắt giữ và trấn áp những nhà hoạt động xã hội, dân quyền và mạng xã hội từ năm 2016 cho đến nay, cho thấy có gì đó khá mâu thuẫn, khi họ đang cố tình quy chụp tội danh khủng bố đối với một số người và những tổ chức yêu nước, qua các cuộc trấn áp này.

Bắc Kinh – ‘tiến thoái lưỡng nan’ ở Hong Kong

Đã đến lúc Bắc Kinh phải cân nhắc giữa tham vọng quyền lực chính trị – muốn kiểm soát toàn bộ Hong Kong, và quyền lợi kinh tế đi đôi với sự ổn định mà đặc khu này có thể đem lại cho Trung Quốc.

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân: Muốn giữ Bãi Tư Chính, phải dựa vào sức mạnh của toàn dân

Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chất HD 8 trở lại Bãi Tư Chính là để tiếp tục thử thái độ của giới lãnh đạo CSVN, cũng như của thế giới. Lần này CSVN mạnh miệng lên tiếng phản đối Trung Cộng là vì nhìn thấy rõ mưu đồ của Bắc Kinh muốn cướp Bãi Tư Chính, cướp tài nguyên dầu khí của Việt Nam trong vùng biển này, chứ không phải là hành vi bắt nạt như những lần trước. Tuy nhiên biện pháp phản đối ngoại giao của nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không ảnh hưởng đến Trung Cộng. Theo ông Lý Thái Hùng, muốn giữ Bãi Tư Chính, muốn ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Cộng, Việt Nam phải dựa vào sức mạnh của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Hình ảnh cô giáo quỳ gối trước sân UBND tỉnh Đắk Lắk để đưa đơn khiếu nại gây phản ứng mạnh trong dư luận.

Câu chuyện cô giáo quỳ gối

Phải chăng người dân trong hệ thống chính quyền độc tài khắc nghiệt của CSVN chỉ còn biết quỳ gối van xin chứ không biết làm gì hơn? Nếu đó là sự thật thì phản biện, đấu tranh không lẽ chỉ dành cho một số ít người. Vì vậy, trước cường quyền bất công đè nặng trong đời sống, thái độ mọi người phải thay đổi. Có lẽ đã đến lúc người Việt Nam không nên tiếp tục hành xử bằng hình thức tiêu cực quỳ lạy, van xin. Mà hãy mạnh dạn vứt đi cơ chế “xin-cho”, thực hiện đúng với quyền dân. Nhất là phải bảo nhau, đây là lúc ngẩng cao đầu đòi công lý và công bằng cho bản thân mình.

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng xâm lấn Biển Đông ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Dây thòng lọng tên “Bãi Tư Chính”

Hà Nội phải bước ra khỏi cái bóng “đại cục”, những hành động tối thiểu sau đây phải được chuyển động gấp: 1) phải thiết lập hồ sơ và nộp đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài LHQ càng sớm càng tốt; 2) phải trả tự do ngay tức khắc những TNLT đã bị bắt giữ và bị đàn áp chỉ vì họ đã dám đứng lên chống lại quân xâm lược Trung Quốc; 3) phải chấm dứt việc theo dõi, ngăn chặn và trù dập những đồng bào, trí thức, thanh niên sinh viên… yêu nước kêu gọi nhau tụ họp trước tòa đại diện của Trung Cộng để phản đối hành vi xâm lược. Hà Nội còn phải có bổn phận giúp cho các nhân sĩ, trí thức tổ chức những buổi đàm thoại về tình hình Biển Đông và góp ý cùng nhau bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo và lãnh thổ.

Quang cảnh phiên xử Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) tháng Bảy, 2016. Hàng ghế bên phải bị bỏ trống vì Trung Quốc từ chối không tham dự phiên xử. Ảnh: Permanent Court of Arbitration

Từ vụ Scarborough, Việt Nam cần khởi kiện ngay Trung Quốc

Qua kinh nghiệm của Philippines đối với hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough, đây là lúc Việt Nam phải sử dụng biện pháp pháp lý hơn là dùng công hàm ngoại giao hoặc hô hào chống đối theo kiểu xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.

Vụ Bãi Tư Chính và thế kẹt của Hà Nội

Nếu xung đột bùng nổ trên Biển Đông, Bộ Chính Trị CSVN nhìn thấy rõ là họ rơi vào thế kẹt giữa hai lằn đạn: sức ép chống Tàu của người Việt Nam và sức ép kinh tế đến từ các doanh nhân dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh.

Sản phẩm của Asanzo bày bán tại một cửa hàng. Ảnh: vietnambiz

Câu chuyện Asanzo và hàng Trung Quốc đội lốt sản xuất Việt Nam

Qua sự kiện Asanzo, rõ ràng là chính sách áp thuế của Hoa Kỳ lên các mặt hàng của Trung Quốc đã có những tác dụng tồi tệ lên nhãn hiệu “made in China”, nên Asanzo từ năm 2018 đã phải gỡ tem “made in china” để thay bằng tem “sản xuất tại Việt Nam”, từ đó thổi phồng thành sản phẩm nội địa để đánh lừa người tiêu thụ ở ba nước Đông Dương.

Ông Michael Phuong Minh Nguyễn trước tòa trong vụ án cáo buộc nhóm ông nầy "âm mưu lật đổ chính quyền" hôm 25 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Getty Images

Bản án “âm mưu lật đổ chế độ” thời công nghệ 4.0

Phiên tòa xét xử nhóm ông Michael Phương Minh Nguyễn hôm 26 tháng Sáu vừa qua, hoàn toàn là sự dàn dựng của bộ máy an ninh, vì mục tiêu củng cố quyền lực cho phe đảng sau cơn đột quỵ bất ngờ của ông Trọng tại Kiên Giang. Bản chất của việc kết án qua phiên tòa hoàn toàn là một vở kịch tồi, nói lên sự hoảng loạn của một thế chế đang bị người dân chán ghét, lãnh đạo bất lực trước những khó khăn kinh tế – xã hội chồng chất hiện nay.

Nhìn lại cuộc xuống đường ngày 10 tháng 6 năm 2018

Cách ứng xử của hai bộ máy bạo lực: đàn áp (Bộ Công an) và bịt miệng (Bộ Thông tin & Truyền thông) đối với các cuộc xuống đường ôn hòa hiện nay chỉ tiếp tục đổ dầu thêm vào lửa căm phẫn của toàn dân. Bạo lực, đàn áp chỉ tạo ra thêm sự phẫn nộ trong lòng người dân mà thôi.