Quang – Trọng húc nhau, làng báo Việt Nam tử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau đại hội 12 đầy sóng gió, giai cấp lãnh đạo mới của đảng và nhà nước Việt Nam tập trung vào vai trò của “tứ trụ” trên sân khấu triều đình cộng sản.

Ngoại trừ ghế Chủ tịch Quốc hội giao cho bà Kim Ngân mang hình thức trang trí không có nhiều ảnh hưởng chính trị nội bộ, 3 nhánh quyền lực còn lại Trọng – Phúc – Quang thường xuyên tung ra nhiều đòn bẩn để hạ bệ lẫn nhau. Ông Trọng trong thế đang lên của “người đốt lò vĩ đại”, không ngừng tạo thêm vây cánh nhằm thu tóm quyền lực về phe mình.

Mới đây, dư luận xôn xao và bàn tán nhiều về tin làng báo Việt Nam lãnh đạn của Cục Báo chí, Bộ 4T khi đăng tin có liên quan đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sự việc xảy ra giữa lúc Bộ 4T đang rối mù vì Bộ trưởng Trương Minh Tuấn rớt đài và được thay bởi Thiếu tướng quân đội kiêm doanh gia Nguyễn Mạnh Hùng.

Được biết trong cuộc tiếp xúc với cử tri Thành Hồ hôm 19 Tháng 6, báo Tuổi Trẻ online và báo Vietnamnet cùng loan tin rằng ông Quang “ghi nhận” sự quan tâm của cử tri và sẽ “trình quốc hội thông qua Luật Biểu tình”. Trong cương vị Chủ tịch nước, nếu ông Quang có tuyên bố một câu để vuốt ve cử tri cũng là chuyện bình thường. Và cũng chẳng có mấy ai tin vào những tuyên bố đường mật của lãnh đạo cộng sản về Luật biểu tình vốn bị đảng quyết ngâm tôm trong hơn 10 năm qua. Nhưng phe ông Trọng không hài lòng với phát biểu nói trên của ông Quang vì cho rằng ông Quang tự nâng cao uy tín cá nhân, đi ngược lại chủ trương của đảng là dìm luật biểu tình.

Sau đó, cả hai tờ báo đăng tin trên đều bị phạt tiền vì tội loan tải tin thất thiệt, gây ảnh hưởng “rất nghiêm trọng”, bởi phía ông Quang bị áp lực phải phủ nhận là chủ tịch nước không nói điều này. Ngoài phạt tiền, báo Tuổi Trẻ online còn bị đình bản 3 tháng. Nhưng trong khi ấy, Vietnamnet chỉ bị phạt số tiền tượng trưng 50 triệu so với 220 triệu phạt Tuổi Trẻ và không bị ngưng xuất bản.

Trong vấn đề này người ta thấy có mấy điều:

– Giữa một cuộc tiếp xúc công khai với cử tri, ít ra ông Quang phải có nói thì phóng viên nhà báo mới loan tin. Ở đây, không chỉ phóng viên Tuổi Trẻ mà còn có báo Vietnamnet. Phóng viên hai tờ báo này không thể toa rập nhau để bịa ra câu nói nhét vào mồm Chủ tịch nước, một trong tứ trụ triều đình. Vả lại ngày nay khi đi hành nghề, phóng viên nào cũng có trang bị máy ghi âm để khỏi phải viết sai lời những nhân vật cao cấp. Tuy nhiên trong hiện tình báo chí nằm dưới chiếc roi của Ban Tuyên giáo Trung ương, báo Tuổi Trẻ cũng chỉ dám “nhận tội” và thi hành lệnh đình bản. Còn phản ứng của phóng viên cũng nằm trong giới hạn của sự bảo vệ nồi cơm mà bỏ qua sự thật.

Như vậy anh Quang hẳn có nói đến điều này nhưng bị áp lực của phe Nguyễn Phú Trọng buộc phải rút lại. Dĩ nhiên sau đó anh Quang đành phải nói dối rằng không tuyên bố “ủng hộ luật biểu tình” và nhà báo mắc tội “loan tin thất thiệt”. Chỉ đáng thương cho “báo chí cách mạng” thỉnh thoảng phải chịu cảnh roi đòn của tuyên giáo chỉ vì lỡ đăng tin thiết thật. Đảng muốn nhắc lại một điều, báo chí là công cụ trong tay nhà nước và tự do báo chí được hiểu là không được phép nói điều gì trái ý đảng.

Rõ ràng là trong thế trận này, anh Trọng đã vớt anh Quang bằng cách buộc Bộ 4T phải ra lệnh đóng cửa tờ báo điện tử Tuổi Trẻ vốn ủng hộ anh Quang để dằn mặt. Ngón đòn này được Trọng áp dụng khéo léo để ghìm đối thủ, tỏ ra một tay gian hùng có hạng.

– Trong trường hợp nếu báo Thanh Niên đăng mà không phải là Tuổi Trẻ online thì chắc chắn Thanh Niên chỉ bị phạt nhẹ nhàng giống như Vietnamnet, cùng lắm là cảnh cáo mà thôi. Báo Tuổi Trẻ từ lâu đã là tờ báo hạch toán kinh tế độc lập nhưng từng được bảo bọc nuôi dưỡng bởi Ba Dũng nên Nguyễn Phú Trọng không ưa gì. Giữa cuộc đấu đá hiện nay, Tuổi Trẻ lại chọn theo phò anh Quang nên là cái gai trong mắt Trọng, tuy nhiên muốn nhổ đi cũng khó nhất là chưa đến lúc.

Nay nhân cơ hội này anh Trọng đã ép Bộ 4T phải đóng cửa Tuổi Trẻ, làm cho tờ báo này thế nào cũng mất độc giả. Vì hiện nay con số độc giả truy cập vào Tuổi Trẻ bỏ xa các báo Thanh Niên và Vietmamnet, do thỉnh thoảng có những bài vượt ngoài lề đảng không được Bộ 4T ưa thích, như loạt bài vạch trần vụ MobiFone mua AVG có liên quan đến Trương Minh Tuấn. Đóng cửa báo 3 tháng, tức đánh vào túi tiền tờ báo cũng như người viết, Bộ 4T hy vọng những con ngựa bất kham khác lăm le xé rào sẽ hiểu ra vấn đề.

Như vậy cùng một tội với Tuổi Trẻ mà Vietnamnet chỉ bị phạt nhẹ, cho thấy là anh Trọng và phe Tuyên giáo chơi không đẹp. Nhưng sự phân biệt đối xử cũng có lý do của nó. Báo của bộ phải khác báo của đoàn. Tuy cùng một rọ, nhưng Vietnamet là cơ quan do Bộ 4T làm chủ quản còn Tuổi Trẻ là của Đoàn Thanh niên cộng sản.

Rõ ràng là nội bộ Quang – Trọng húc nhau, ruồi muỗi không chết mà mấy anh nhà báo chết trưóc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.