Sụp đổ! (Phần 2)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thu không đủ chi, thâm hụt thương mại kéo dài, cạn kiệt dự trữ ngoại tệ, nợ công tăng cao… tương lai nào cho nền kinh tế?

Có quá nhiều chỉ dấu cho thấy nền kinh tế đang thực sự ở giai đoạn trọng bệnh khi mà Bộ Tài chính ngoài việc điên cuồng tăng đủ loại thuế phí. Không những thế, chưa bao giờ trong hai năm qua, Bộ Tài chính còn nghĩ ra đủ các loại quĩ để duy nhất một mục đích là cào cấu được “thêm đồng nào đỡ đồng đó” bù đắp cho khoản hụt thu so với dự toán thu ngân sách có thể lên tới hai con số trong 3 năm vừa qua và khoản bội chi ước tính khoảng 4-6% GDP/năm.

Trong một báo cáo của ông Đinh Tiến Dũng trước Ủy ban thường vụ quốc hội vào trung tuần tháng 5-2018, cho hay nguồn thu ngân sách từ khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp ngoại FDI đều giảm “khá lớn”. Dù cho các báo cáo kinh tế xã hội có được tô hồng đến mức nào thì Hà Nội vẫn phải cắp rổ đi vay 16 tỷ USD và phải trả nợ tới 11 tỷ USD trong năm 2018. Trong khi đó, một báo cáo của ủy ban kiểm toán Nhà nước đánh giá, mỗi năm Việt Nam chi tiêu sai mục đích khoảng 5 tỷ USD. Có nghĩa là “chính phủ kiến tạo” suốt năm chỉ có lo đi vay nợ, trả nợ và tiêu sai mục đích và vừa… hết tiền.

Trong con số xuất cảng 213,77 tỷ USD năm 2017, riêng một công ty Samsung chiếm tới gần 30% tổng giá trị xuất cảng hàng hóa. Con số xuất siêu quá khiêm tốn, 2,67 tỷ USD trên tổng số hơn 400 tỷ giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thậm chí không bằng số tiền mà quan chức cộng sản chuyển ra nước ngoài để mua bất động sản cho con cái định cư mỗi năm. Nguồn thu ngoại tệ chính yếu của nhà nước CSVN phụ thuộc vào lực lượng kiều hối, xuất khẩu lao động, viện trợ và vay thêm nợ từ các quĩ tài chính quốc tế… ước đạt khoảng 25-30 tỷ USD/năm, bằng đúng con số thâm hụt thương mại theo đường tiểu ngạch với Trung Cộng.

Cần lưu ý rằng, con số xuất siêu 2,67 tỷ trên báo cáo không bao gồm con số thâm hụt thương mại theo “tiểu ngạch” – tức là buôn lậu. Việt Nam chỉ có hai thị trường mang lại xuất siêu là Mỹ (28 tỷ USD) và EU (25 tỷ USD) nhưng chỉ đủ bù đắp cho thâm hụt ở thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc theo thống kê chính ngạch. Thực tế, Việt Nam vẫn thâm hụt thương mại nặng với thị trường Trung quốc do một lượng lớn hàng hóa đi theo đường buôn lậu. Cùng với đó, chính sách tiền tệ khá cứng nhắc, duy trì “neo giữ” tỷ giá tiền đồng cố định ở mức cao so với giá trị thực so với đồng USD gây khó cho xuất khẩu và làm cạn nhanh nguồn ngoại tệ trong thị trường nội địa.

Dự trữ ngoại hối luôn là một áp lực rất lớn cho ngành ngân hàng. Chẳng có gì lạ khi mà Ngân hàng nhà nước VN luôn bị “ám ảnh” bởi kho vàng 500 tấn đang “ở trong quần chúng”. Vàng luôn là thứ thanh khoản tốt nhất chuyển thành ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Dù thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Lê Minh Hưng tuyên bố dự trữ ngoại hối tăng mạnh vượt mức hơn 60 tỷ USD nhưng thật khó có thể tin nổi bất cứ số liệu nào mà giới chức công bố. Trong nhiều trường hợp, nên nghĩ tới khả năng ngược lại so với tuyên bố của họ, sẽ có được đáp án gần đúng.

Theo nghiên cứu kinh tế của chuyên gia tài chính quốc tế, tiến sỹ Vũ Quang Việt thì nợ công của Việt Nam bao gồm cả nợ của khối doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo trợ vào năm 2011 đã là 106% GDP. Dù nhà nước CSVN hô hào quyết tâm giảm chi tiêu thường xuyên cho bộ máy công quyền khổng lồ và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, NỢ vẫn tăng trưởng kinh hoàng, con số này vào năm 2016 đã là 431 tỷ USD, tương đương với 210% GDP.

Sau năm 2017, một lượng tiền khổng lồ lên tới 1,2 triệu tỷ đồng được bơm vào thị trường. Số nợ thực tế hiện tại, nếu tính đầy đủ, đã vượt xa mức Nợ của năm 2016 rất nhiều. Nếu chia đều số Nợ công quốc gia này cho 100 triệu đầu dân thì từ đứa bé chưa đẻ cho đến người già chờ đóng nắp quan tài, đều cõng một khoản nợ khoảng 5.000 USD trong khi thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam chỉ khoảng 220 USD/tháng. Có nghĩa, người lao động Việt Nam phải nhịn ăn, mặc hai năm mới có thể giải quyết được món nợ kinh hoàng mà chế độ ưu việt XHCN “di họa” cho toàn dân.

Khi trụ cột nền kinh tế là bán đất và xổ số

Trong một bài báo của tờ tuoitre.vn ngày 6.10.2017 đã phải thừa nhận “vé số và nhà đất giúp tăng thu ngân sách 9 tháng” và cho biết 91.000 tỷ thu từ nhà đất và 22.000 tỷ thu từ xổ số đã đóng góp phần quan trọng trong tổng thu 9 tháng của năm 2017.

Con số thu từ đất thậm chí gấp 2,7 lần con số thu từ dầu mỏ và số tiền thu được từ xổ số cao đến mức bất ngờ. Nhà nước CSVN đang hy vọng số tiền này vẫn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2018, có thể bù đắp mức hụt thu từ việc giảm sản lượng khai thác và giá dầu tụt giảm mạnh, cùng với việc điên cuồng tăng hầu hết các loại thuế, phí gián thu như xăng, dầu, điện, nước, viện phí, học phí, BOT phí… và tăng thời gian, mức thu các loại bảo hiểm.

Người dân Việt Nam chưa bao giờ được hưởng một chế độ thuế phí “siêu việt” đến vậy. Nếu với thu nhập bình quân 220 USD/tháng, bình quân một gia đình công nhân phải chi trả tới 15-20% thu nhập gia đình cho xăng xe, điện nước. Thật khủng khiếp, những con vịt đang bị vặt đến sợi lông cuối cùng trước khi bị quăng vào nồi nước sôi!

Trong một cuộc họp UBND tỉnh Tiền Giang, viên giám đốc sở tài chính Hồ Kinh Kha có bài phát biểu “để đời” khi nói rằng “người tàn tật bán vé số có thu nhập cao, kiếm trăm triệu mỗi tháng” và ngành vé số của tỉnh này mỗi năm đóng góp cho ngân sách 1300 tỷ, tương đương với nguồn thu từ các doanh nghiệp vốn FDI trên địa bàn tỉnh.

Câu nói này chắc chắn lập một “tầm cao mới” về sự đốn mạt trong phát ngôn của quan chức CSVN, làm tổn thương hàng ngàn vạn người tàn tật lay lắt đầu đường góc chợ nơi xứ “thiên đường xã nghĩa” để kiếm miếng cơm qua ngày bằng tờ vé số, cũng như xúc phạm tới những người dân có lương tri khác. Tuy nhiên, việc dư luận xã hội nổi giận chẳng mấy khi ảnh hưởng gì đến những quan chức CS. Họ luôn có một cái da mặt thật dày, đôi tai điếc đặc, và một trái tim của loài sói trước mọi sự chỉ trích của công chúng.

Người ta quan tâm nhiều đến khía cạnh vô nhân tính trong phát biểu của viên giám đốc họ Hồ, nhưng không mấy quan tâm đến khía cạnh kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thật quái dị khi một tỉnh nông nghiệp trù phú trái cây, thủy sản… như Tiền Giang lại có nguồn thu nhập chính từ những tờ vé số, chứ không bằng việc phát triển thế mạnh của vùng đất này.

Con số có thể làm cho những nhà kinh tế phải quan tâm là tổng thu ngân sách của nhà nước CSVN từ xổ số rất lớn. Năm 2017, theo báo cáo, thu ngân sách từ xổ số vào khoảng 26.000 tỷ đồng. Trong khi cả một nền công nghiệp khai thác dầu khí chỉ mang về có hơn 35.000 tỷ đồng. Xem ra chẳng cần phải đầu tư thứ công nghệ hay nguồn lực nhân sự gì cao siêu, tốn kém. Rõ ràng, ngành sổ số đang góp phần xây dựng một nền kinh tế “xanh, sạch” đúng như tiêu chí phát triển “bền vững” của người cộng sản.

Trong một đánh giá của các “chiên gia” kinh tế CS, nền “kinh tế ngầm” ở Việt Nam có thể chiếm tới 40% GDP và ông Phúc đang nóng lòng muốn đưa “kinh tế ngầm” trở thành “chính thức” để góp phần tăng vọt GDP và nguồn thu cho ngân sách. Có nghĩa là khoảng một nửa triệu gái mại dâm sẽ được đóng thuế thu nhập cá nhân và thị trường cờ bạc “ngầm” trị giá khoảng 20 tỷ USD ở Việt Nam sẽ được hợp thức hóa.

Dù nhiều ý kiến phản đối mang tính “ý thức hệ” khi cho rằng “nền đạo đức cách mạng trong sáng” sẽ bị vấy bẩn bởi thứ kinh doanh cờ bạc, đĩ điếm kinh tởm của văn hóa “tư bản giãy chết” thì còn gì là “văn minh, đạo đức” nữa? Tuy nhiên, với áp lực ngày một lớn từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang “giãy đành đạch” thì câu chuyện quốc hội nghị gật sẽ sớm phải nghĩ ra những tên gọi hay ho cho việc hợp thức hóa các ngành nghề “nhạy cảm” này. Xét cho cùng thì nhu cầu sinh lý hay cờ bạc thì nó cũng lâu đời hơn chủ nghĩa Mác Lê rất nhiều và chẳng người cộng sản nào dám chắc là Mác hay Lê Nin không từng ngủ với gái điếm hay chơi bài. Nếu có, thì “đạo đức cách mạng” của những tổ sư Cộng sản đó vẫn “sáng ngời” đấy thôi?

Với một cơ cấu kinh tế quái dị, phụ thuộc vào kiều hối, xuất khẩu nô lệ, xin viện trợ, vay nợ, vé số và bán đất như vậy, không rõ tương lai của nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ đi về đâu và làm cách nào để “chính phủ kiến tạo” Nguyễn Xuân Phúc thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Thật là quan ngại!

Tân Phong, ngày 29.05.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.