Ta còn nợ nhau!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm…

Khúc tình ca mà mỗi dịp xướng lên làm cho bao người hoài niệm lại những kỷ niệm yêu đương mơ mộng. Nhưng tôi không cố ý khơi gợi lại trong trí nhớ ai đó một mối tình trai gái dang dở nào cả. Tôi chỉ muốn mượn hình ảnh đó để nhắc mình một món nợ với một thằng em mà tôi quý mến. Tôi nợ em và em cũng nợ tôi một lời hứa chưa thực hiện. Một cuộc hẹn gặp với em Trần Hoàng Phúc bị ngăn cản bởi lao tù.

Hôm nay, 3/12/2018, tròn 17 tháng Trần Hoàng Phúc phải xa rời môi trường xã hội. Những “công viên ghế đá, lá đổ chiều êm…” của tuổi thanh xuân với em chỉ còn trong trí tưởng tượng. Còn tôi thì không muốn đất nước này quên những người như em.

Tôi không thể quên ngày 14/2/2017, Lễ Tình Nhân Valentines, ngày hàng trăm ngư dân và người dân giáo xứ Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh đi nạp đơn kiện Formosa bị nhà cầm quyền Nghệ An đàn áp đổ máu vì trong đó có bao nhiêu những người anh em của tôi. Nhưng tôi cũng không quên ngày đó vì tôi không thể dành thời gian cho người tôi yêu nhiều hơn. Ngược lại, phải liên tục gọi và nhận những cuộc điện thoại và tin nhắn về cuộc tấn công nhắm vào các nạn nhân Formosa tại xứ Nghệ, trong đó có cuộc gọi từ Phúc.

Khi người dân bị hàng trăm cảnh sát cơ động bất ngờ hành hung bằng dùi cui và súng đạn, những người không tấc sắt hiền lành đã buộc phải chạy đến giáo xứ Đông Tháp gần đó để bảo toàn mạng sống. Một tình huống éo le và đầy thử thách cho những người liên quan sự việc vì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

Vì cũng có những mối quan hệ nhất định với người dân địa phương và đã từng phải đối diện với khó khăn tương tự trong cuộc đi kiện Formosa của giáo xứ Phú Yên, chúng tôi thấy có bao nhiêu vấn đề cần phải giải quyết ngay nhất là chuyện hậu cần cho cả ngàn người không phải là chuyện dễ.

Trong hàng chục cuộc trao đổi với những người liên quan, tôi cũng có nhận được cuộc gọi từ Trần Hoàng Phúc về việc tiếp tế lương thực cho người dân nơi đây. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó Phúc đang ở Hà Nội và dĩ nhiên cũng như nhiều người khác đang trực để theo dõi từng sự kiện tại điểm nóng Nghệ An. Kết thúc cuộc gọi em có nói với tôi “nếu mọi sự thuận lợi có gì em ghé gặp anh”.

Thực chất, tôi nhớ cuộc gọi không phải vì câu hẹn này, mà là vì ý định gửi cả xe hàng cứu trợ cho người dân Miền Trung mà Phúc và các anh em tính toán. Chúng tôi bàn cãi, thảo luận về tính khả thi khi thực hiện phương án đó. Và cuối cùng thì điều tính toán của chúng tôi cũng không thành sự vì hành trình đi kiện chấm dứt tại đó.

Cuộc đấu tranh công lý cho ngư dân là điều tôi trăn trở nhất, và giả sử đoàn người khiếu kiện Formosa vẫn tiếp tục đi thì sẽ còn nhiều điều để bàn. Và qua đó những nhà hoạt động như chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, không phải chỉ lần đó mà còn lâu hơn nữa vì bản án tù dành cho em Phúc làm chúng tôi lỡ hẹn với nhau.

Quen biết nhau từ khóa học trên internet về Triết Lý Chính Trị của HavardX, tính gặp nhau mấy lần đều bị cản trở. Cứ đinh ninh rồi cũng sẽ gặp nhau, chúng tôi sẽ thảo luận về những nguyên lý của một nền chính trị mở – một điều mà tôi nghĩ chúng tôi có nhiều điểm để bổ sung cho nhau.

Tôi quý Phúc vì có nhiều mối quan tâm chung và có nhiều điểm tương đồng nữa. Chúng tôi đều là những người trẻ, tìm kiếm và nỗ lực cho một nền dân chủ đa nguyên và đều bị kết án tù. Tám năm trước tôi bị bắt thì cũng tương tự như Phúc – một sinh viên vừa thi mãn khóa. Tôi nghĩ những khát vọng hoài bão của em, những ước mơ dang dở, những hi vọng và kỳ vọng của bản thân – của gia đình, những nỗi nhớ nhung rất con người và cả những đau khổ dằn vặt trong chốn lao tù thì cũng chẳng khác là bao.

Ở cái tuổi nhiệt huyết nhất – nhiều mong ước và kỳ vọng nhất thì trại giam đã khóa chân em và bao người tù nhân lương tâm khác lại. Nhưng cánh cửa tù không thể trói buộc ý chí và ước mơ của chúng ta. Em còn chưa trả bao người những món nợ. Em còn nợ cha mẹ, nợ người con gái em thương, nợ tôi và nợ tổ quốc này một trái tim.

Tôi cũng sẽ không quên món nợ với anh em đồng loại và cũng không quên – em còn nợ tôi một lời hẹn gặp. Nhớ nhé, đừng buồn chúng ta sẽ gặp nhau khi nước nhà không còn nhà tù khổng lồ của chế độ độc tài nữa.

Chúng ta còn phải chiến đấu cho một nền tự do đích thực và tuyệt vời nhất là sự tự do nội tâm. Chúng ta còn nợ đất nước hình chữ S này một lời hứa hẹn!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!