COVID-19

COVID-19: Mọi người có nên đeo khẩu trang để chống dịch lây nhiễm?

Để ngăn chặn sự lây lan nhiều hơn nữa, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ cho biết, các quan chức y tế đang xem xét lại hướng dẫn về khẩu trang.

Bác sĩ Anthony Fauci cho biết ông sẽ “chọn” khuyến nghị công chúng nên đeo khẩu trang nếu như điều này không làm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe bị thiếu hụt khẩu trang.

Quyền uy Tập Cận Bình bao trùm Trung Quốc, nhưng nay người dân phẫn nộ vì đại dịch ở Vũ Hán đã dám lên tiếng phản đối. Ảnh mang tính minh họa. (Reuters/Aly Song)

Tập Cận Bình bị kêu gọi từ chức vì xử lý tệ hại khủng hoảng corona

Theo tác giả Jayadeva Ranade, Giám Đốc Trung Tâm Phân Tích Chiến Lược Trung Quốc trên tờ The Tribune, ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.

Những biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt, đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với Chủ Tịch Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Du khách tham quan giữa cơn dịch coronavirus. Ảnh: Hoàng Hải/Báo Mới 30/1/2020

Nhà cầm quyền CSVN đang che giấu thông tin dịch bệnh Covid-19 như thế nào

Ông Nguyễn Phú Trọng trong lần xuất hiện hiếm hoi trước báo chí thời gian qua, đã “ngạo nghễ” rằng công tác phòng dịch và chữa bệnh ở Việt Nam “thể hiện tính ưu việt của chế độ”. Tuy vậy, thực sự nhà nước CSVN có trung thực thông tin và áp dụng các biện pháp phòng dịch cần thiết trong thời gian qua hay không?

Những con số và dữ liệu sau đây khiến người ta phải đặt câu hỏi rằng liệu nhà nước cộng sản Việt Nam đã che giấu bưng bít thông tin thực sự về dịch bệnh?

Ai đứng sau vụ tán phát văn thư “hỏa táng” nạn nhân COVID-19

Đây không phải là văn thư nội bộ duy nhất bị tung lên mạng xã hội, mà trong thời gian qua, kể từ khi ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân bị phe nhóm Nguyễn Phú Trọng kỷ luật về vụ Thủ Thiêm thì có rất nhiều văn thư nội bộ của Thành Ủy TP.HCM đã bị tiết lộ trên mạng xã hội. Gần đây nhất là văn thư ký bởi ông Nguyễn Thiện Nhân ngày 22 tháng Ba, gửi ông Nguyễn Xuân Phúc về kế hoạch đối phó nếu tình hình COVID-19 bị vỡ trận khi có hơn 30 ngàn người bị nhiễm bệnh trên toàn quốc.

Bác sĩ ở Pháp nói về biến chuyển triệu chứng COVID-19 trong hơn 14 ngày cách ly

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ chia sẻ biến chuyển của các triệu chứng COVID-19 trong thời gian ông cách ly, sau khi xét nghiệm dương tính. Bác Sĩ Tuấn Vũ cho biết những triệu chứng khi bệnh trở nặng và khi nào cần vào bệnh viện.

Ông cũng cho biết về tiến trình thử nghiệm thuốc điều trị và thuốc ngừa COVID-19.

Bác Sĩ Trần Đức Tuấn Vũ ở Pháp. Ông hiện là bác sĩ cấp cứu ở tỉnh Seine-Saint-Denis, và là bác sĩ điều phối của tổng đài y tế SAMU 93. Bác Sĩ Tuấn Vũ cũng là một đảng viên Việt Tân đặc biệt quan tâm đến tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Bà Mary Teresa Barra, CEO kiêm Chủ Tịch của hãng ô-tô GM (General Motors Company), Mỹ. Ảnh: Automotive News

Hãng ô-tô Mỹ GM sẽ gấp rút sản xuất máy trợ thở với số lượng lớn*

Người trong hình là bà Mary Teresa Barra, CEO kiêm Chủ Tịch của GM, hãng ô tô hàng đầu nước Mỹ. Bà đang cùng các nhân viên của mình chiến đấu trong việc làm ra máy [trợ] thở cho dân Mỹ. Mà ngay sau khi họp với Nhà Trắng cách nay mấy ngày, bà đã thiết lập dự án mang tên ‘Project V’ và biến căn cứ của GM tại tiểu bang Indiana thành nơi sẽ sản xuất ra 200 ngàn máy thở [ventilator] cho Mỹ cùng việc liên doanh với Ventec là công ty làm máy thở số 1 tại Mỹ. (Hiện Mỹ có tất cả 200 ngàn máy, số lượng nhiều nhất hành tinh mà chưa đủ).

10 hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ cho người có triệu chứng bệnh COVID-19

Nếu bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19 thì bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo 10 hướng dẫn sau đây:

– Ở nhà, không đi làm, đi học và tránh đến những nơi công cộng. Nếu bạn phải đi đâu thì tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng;

– Nếu bạn có hẹn để khám bệnh, hãy gọi cho phòng mạch hay bệnh viện trước khi đến và cho họ biết bạn có thể hoặc đã bị nhiễm COVID-19;

– Nếu bệnh tình của bạn có những dấu hiệu khẩn cấp như khó thở, bị đau hoặc cảm giác bị đè nặng dai dẳng ở ngực, mê man, môi hay mặt tái xanh… hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu…

"Social distancing". Ảnh minh họa (Reuters)

‘Đánh tráo khái niệm’ thời Covid-19

Làn sóng cuồng nộ đó dâng cao và nguy hiểm đến mức, một số facebooker như Xuân Tóc Trắng phải khuyến cáo: Báo chí hãy dừng ngay việc đánh tráo khái niệm! Theo Xuân, khuynh hướng đưa tin: Việt kiều các nước đang đổ về Việt Nam trốn dịch vì mọi thứ được miễn phí đang làm nhiều “công dân yêu nước” bức xúc. Song phải nhớ rằng, đó không phải là Việt kiều! Đó là những công dân Việt Nam đi du lịch, đi học, đi làm thuê, nếu có lập gia đình với ngoại kiều thì cũng vẫn còn tư cách công dân Việt Nam.

Ảnh minh họa nCoV (nguồn: internet)

Mất cảm giác về mùi, vị có thể là dấu hiệu nhận biết Covid-19

Trên thế giới, ngày càng có nhiều bác sỹ nghi ngờ rằng triệu chứng ban đầu của những người nhiễm Covid-19 là mất cảm giác về mùi và/hoặc vị.

Nghi ngờ này giờ đây được hỗ trợ không chỉ bởi các quan sát riêng lẻ, mà còn bởi ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức chuyên môn và các báo cáo có hệ thống từ nhiều quốc gia.

COVID-19: Miễn Nhiễm Cộng Đồng là gì? Nó có thể ngăn chặn được virus corona?

Căn bản là có ba cách ngăn chặn đại dịch COVID-19 vĩnh viễn.

Một cách bao gồm những hạn chế quyết liệt đối với việc tự do di chuyển và tụ họp, cũng như những cuộc xét nghiệm gắt gao, nhằm chặn đứng sự lây lan một cách toàn diện. Điều đó giờ đây có thể là bất khả thi vì virus đang xuất hiện ở hơn 148 quốc gia;

Cách thứ hai là có vắc-xin có khả năng bảo vệ mọi người, nhưng vắc-xin này vẫn còn đang được phát triển;

Cách thứ ba có tiềm năng hiệu quả nhưng thật kinh khủng khi xét đến. Đó là cứ chờ cho đến khi có đủ số người bị nhiễm.

Dịch COVID-19 nay trở thành mối đe dọa cho người dân trên khắp thế giới, trong đó có California, Hoa Kỳ. Ảnh: APU GOMES/AFP via Getty Images

Vì sao các chính phủ lại sợ dịch COVID-19?

Theo thống kê của Mỹ trong mùa Đông 2017-18 riêng tại Hoa Kỳ, cúm giết đi 61.099 người. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh COVID-19 không giết người bằng Ebola, dịch bệnh SARS năm 2003 và dịch bệnh MERS năm 2012. Thành ra nó không phải là một trận dịch Ebola.

Nhưng ông Mulvaney đã lầm khi coi COVID-19 không nghiêm trọng bằng Ebola. Và đó là điều mà một mô hình toán học đơn giản có thể cho ta thấy.

Làm gì nếu bạn bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm COVID-19?

Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn khi bạn bắt đầu có những triệu chứng bệnh và cách ly tại nhà. Những điều cần làm để tránh cho người ở cùng nhà bị lây nhiễm: “Home Isolation – Cách Ly Trong Nhà.”