eo biển Đài Loan

Chiến đấu cơ F16 của Đài Loan (bên dưới) áp sát oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm 10/2/2020. Ảnh: AP - do bộ Quốc Phòng Đài Loan cung cấp

Tại sao Trung Quốc quyết chiếm Đài Loan?

Theo các chuyên gia Pháp về Trung Quốc được Le Monde trích dẫn, kế hoạch chinh phục Đài Loan của Bắc Kinh, kể cả bằng vũ lực, bắt nguồn từ nhiều lý do, từ chính trị, lịch sử, cho đến kinh tế, thương mại và đặc biệt nhất là chiến lược và địa chính trị.

Một quân nhân Trung Quốc theo dõi chiến hạm Lan Yang của Đài Loan ngày 5/8/2022. Trung Quốc tổ chức tập trận quy mô lớn quanh Đài Loan từ ngày 04-07/08/2022. Ảnh: AP - Lin Jian

Chiến hạm Đài Loan và Trung Quốc “vờn nhau” tại eo biển Đài Loan

Hôm nay 7/8/2022, Trung Quốc kết thúc 4 ngày tập trận rầm rộ chưa từng thấy chung quanh Đài Loan. Theo ghi nhận của giới quan sát, bất chấp hành động rõ ràng là thị uy của Trung Quốc, Đài Loan đã tung lực lượng Hải Quân và Không Quân ra để sẵn sàng nghênh chiến. Chiến hạm Đài Loan ngày hôm nay không ngần ngại bám sát đội tàu Trung Quốc tại eo biển Đài Loan.

Trong những năm gần đây Hoa Kỳ gia tăng bán vũ khí tấn công cho Đài Loan. Trong ảnh, giàn phóng HIMARS với các hỏa tiễn chiến thuật ATACMS có tầm bắn tối đa hơn 300 km (gấp đôi chiều rộng eo biển Đài Loan). Ảnh chụp màn hình US Army

Chuyên gia Cabestan: “Không rõ Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan” chống Trung Quốc bằng cách nào

Ngày 23/05/2022, tại Nhật Bản, tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp để bảo vệ Đài Loan. Đối với một số nhà quan sát, phát biểu của lãnh đạo Hoa Kỳ gây sốc, bởi điều này cho thấy dường như nước Mỹ đã từ bỏ chính sách ‘‘mập mờ chiến lược’’ duy trì từ nửa thế kỷ qua, vốn cho phép bảo vệ tình hình nguyên trạng hai bên bờ eo biển Đài Loan. Thực hư ra sao?

Tổng Thống Hoa Kỳ Biden nói chuyện trực tuyến với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Tòa Bạch Ốc, tháng 11/2021. Ảnh: Jonathan Ernst/ Reuters

Cuộc chiến vì Đài Loan có thể chuyển sang chiến tranh hạt nhân

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm xuất hiện bóng ma chiến tranh hạt nhân, vì Tổng Thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở tình trạng cảnh giác cao độ. Putin cũng cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của các nước bên ngoài can thiệp vào cuộc chiến sẽ dẫn đến “hậu quả mà bạn chưa bao giờ thấy.”

Nhưng nếu Trung Quốc tiến hành xâm lược Đài Loan và Hoa Kỳ đứng ra viện trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang có thể vượt xa cả tình hình căng thẳng hiện nay ở Châu Âu.

Trong chuyến công du tại Nhật, Tổng Thống Joe Biden (trái) phát đi tín hiệu rằng ông sẽ can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, hôm 24/5/2022. Ảnh: Zhang Xiaoyou – Pool/ Getty Images

Có phải Biden lại ‘lỡ lời’ về Đài Loan?

Phát biểu có vẻ bất ngờ của Tổng Thống Biden tại Tokyo chắc chắn không phải do “lỡ lời” mà là dấu hiệu để Bắc Kinh biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn rất nhiều như Mỹ và Nhật, phải trả giá rất đắt nếu manh động dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở Châu Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Michael Beckley: Trung Quốc sẽ hung hăng hơn trước khi đạt đỉnh

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Giáo Sư Michael Beckley của Đại Học Tufts cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bước vào thời kỳ suy yếu do dân số già và thiếu thốn tài nguyên, lập luận rằng nước này có nguy cơ trở nên hung hăng đối với những quốc gia khác trong quá trình gấp rút đạt được các mục tiêu kinh tế và ngoại giao.

Ông cảnh báo các nước láng giềng nên cảnh giác với một cường quốc đang trỗi dậy bất ngờ trì trệ và trở nên hống hách, một tình huống mà ông gọi là “bẫy đỉnh quyền lực” (peak power trap).

Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ hay thành siêu cường số một? Ảnh: Nhân Sinh

Ông Lý Thái Hùng: Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ hay thành siêu cường số một?

Trước việc Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động một cuộc đàn áp chưa từng có đối với những tập đoàn công nghệ lớn, tăng cường các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, bắt nạt những quốc gia nào có những hành động không thân thiện với Bắc Kinh,… giới nghiên cứu và chuyên gia quốc tế đã có hai luồng nhận định khác nhau: Liệu nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn mạnh và qua mặt Hoa Kỳ hay là sẽ bị sụp đổ vào năm 2035.

Tập Cận Bình đạt được một nửa đường của mục tiêu vượt qua Đặng Tiểu Bình, một nhà lãnh đạo đã từng xung đột với cha của Tập và được tôn sùng vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Ảnh: Reuters

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc

Ví dụ, thông cáo đề cập đến những thành tựu của ông Tập, nói rằng Ban Chấp Hành Trung Ương, với ông Tập là nòng cốt, “đã giải quyết được nhiều vấn đề hóc búa nằm trong chương trình nghị sự từ lâu nhưng chưa bao giờ được giải quyết, và hoàn thành nhiều việc đảng muốn làm nhưng chưa làm được.”

Nghị quyết tiếp tục: “Chính điều này đã tạo nên những thành tựu lịch sử và những bước chuyển mình lịch sử đối với sự nghiệp của đảng và của đất nước.”

Vậy thông cáo đang đề cập đến những thành tựu lịch sử nào? Không có nhiều thành tựu người ta có thể nghĩ đến.

Hội Nghị Thượng Đỉnh trực tuyến My-Trung, 16/11/2021.

Ông Lý Thái Hùng giải thích ý nghĩa các tuyên bố của hai lãnh đạo trong hội nghị Mỹ – Trung

Ngày 16/11 vừa qua, Hội Nghị trực tuyến giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ Tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã diễn ra trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Cuộc thảo luận đã không đem đến điều gì gọi là đột phá.

Hơn 1 tiếng đồng hồ đã được dành ra để trao đổi các quan điểm về tình hình eo biển Đài Loan và hai bên đi đến kết luận là giữ nguyên trạng Đài Loan như hiện nay. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có giữ được nguyên trạng hay không khi mà người dân Đài Loan cương quyết xây dựng quốc gia Đài Loan độc lập? Đây là điểm quan trọng của Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ – Trung và cũng là chủ đề mà ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân chia sẻ trong chương trình Việt Nam 360 hôm nay.

Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trước đây gọi là TPP, cách nhau chỉ một tuần. Ảnh: Nghiên Cứu Quốc Tế

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Bất kỳ quyết định nào về cách xử lý hai lá đơn xin gia nhập của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không được thực hiện dễ dàng. Cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả các thành viên hiện tại thì mới có thể bắt đầu các cuộc đàm phán với ứng viên mới, cũng như chấp nhận việc ứng viên đó gia nhập khối.

Mỗi thành viên CPTPP có quan hệ khác nhau với Trung Quốc và Đài Loan. Nhưng Nhật Bản, với tư cách là nước chủ tịch năm nay, có trách nhiệm dẫn dắt các cuộc thảo luận khó khăn này hướng tới tương lai. Do đó, Nhật Bản cần tổ chức một cuộc họp khác của Ủy Ban CPTPP vào cuối năm để đánh giá quan điểm và đưa ra lập trường thống nhất cho các nước TPP-11.