EVFTA

Phil Robertson - Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á. Ảnh: AFP

HRW: Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị hơn bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á

Thật ra, Chính phủ Việt Nam đang rất tức tối khi biết rằng chúng tôi giám sát tình hình nhân quyền nước họ rất chặt chẽ và luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo luật quốc tế. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa Chính phủ Việt Nam ra Hội đồng Nhân quyền và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, chúng tôi sẽ gây áp lực buộc Mỹ, EU và các nước có cùng lập trường phải yêu cầu Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình nếu muốn tiếp tục quan hệ đối tác giữa các bên. Việt Nam là một trong những quốc gia có lịch sử lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á và chính phủ nước này cần phải đối mặt với lệnh trừng phạt nếu không cam kết cải thiện. ( Phil Robertson, HRW)

Vụ Đồng Tâm: Liên Minh Châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an

Phát ngôn viên của Liên Minh Châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam.

…“Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên Minh Châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”.

Dân biểu Quốc Hội Âu Châu nói gì về Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – Việt Nam

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71, cộng đồng Việt Nam tự do tại Âu Châu đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Bruxelles, Vương Quốc Bỉ, ngày 10 Tháng Mười Hai, 2019. Trong dịp này, nhóm Media Việt Tân – Châu Âu có dịp trao đổi với 2 vị dân biểu Quốc Hội Âu Châu là Dân biểu Marie Arena, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu và Dân Biểu Saskia Bricmont, đặc trách về thương mại giữa EU và Việt Nam.

Vận động chính giới EU trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019

Tường trình cuộc gặp gỡ vận động các dân biểu Quốc Hội Âu Châu Bernd Lange (Đức), Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (International Trade Committee – INTA) và Svenja Hahn (Đức) thành viên INTA nhân Ngày Quốc  Tế Nhân Quyền 2019 tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu, Bruxelles, Vương Quốc Bỉ.

Bà Dân Biểu Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Âu Châu phát biểu tại cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles hôm 10/12/2019 do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức. Ảnh chụp màn hình Youtube Việt Tân.

Bài phát biểu của bà Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền EU với cộng đồng người Việt ở Âu Châu trong ngày 10/12/2019

Với vị trí của mình và với những đồng nghiệp của tôi tại Nghị Viện Châu Âu, rất đơn giản để nói là: “Quý vị chỉ còn 3 tháng thử thách, thuyết phục những người có thẩm quyền ở Châu Âu rằng chính quyền Việt Nam sẽ thay đổi vấn đề về Nhân quyền và quyền bảo vệ môi trường trong những tháng, những năm sắp tới. Quý vị còn 3 tháng để chứng minh trước sự phê chuẩn của thoả thuận này”. Vì vậy, đó là những gì mà chúng tôi phải yêu cầu từ hôm nay đến tháng Hai (2020) đối với những người có thẩm quyền ở Việt Nam. (DB Marie Arena)

Đời sống giới công nhân và gia đình vốn khó khăn, eo hẹp lại thêm tình trạng bị nợ lương cần sự can thiệp hữu hiệu của công đoàn theo đúng chức năng của nó. Ảnh: Internet

Công Đoàn trong Luật Lao Động mới có thật sự độc lập?

Việc thông qua bộ Luật Lao Động mới này cũng là để xoa dịu những cặp mắt của các tổ chức Nhân quyền, các Dân biểu Nghị sĩ EU, các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập đang soi rọi vào hai chữ “Nhân quyền” tại Việt Nam. Vẫn với những chiêu trò ma-mãnh, một lần nữa Hà Nội muốn qua mặt thế giới bằng bộ luật mới này. Thế nhưng, “cái áo không làm nên thầy tu”. EU không phải là Việt Nam nên vẫn có những dân biểu, nghị sĩ nhìn xuyên suốt qua bộ mặt gian xảo của CSVN; như Dân Biểu EU Saskia Bricmont (Bỉ), Emmanuel Maural (Pháp), Irina Von Weise (Đức)…

Bà Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, đặc trách Thương Mại giữa EU và Việt Nam phát biểu trong cuộc biểu tình trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức đúng vào Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2019.

Phỏng vấn Dân Biểu Saskia Bricmont về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-VN

… tình hình đã biến chuyển xấu đi rất nhiều trong những năm gần đây. Bởi vậy, chúng tôi không muốn phê chuẩn hiệp định này nếu nó giữ nguyên trạng. Và chúng tôi đánh giá là chính trong lúc này, chúng tôi có thể thực sự chờ đợi nhà cầm quyền Việt Nam xúc tiến những cải tổ cơ bản để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, đơn giản là tôn trọng các quyền con người, trước khi (EU) ký kết những trao đổi kinh tế và tăng cường những quan hệ kinh tế với nước này. (Dân Biểu Saskia Bricmont)

Cộng đồng người Việt tại Đức vận động cho nhân quyền Việt Nam và hoãn phê chuẩn EVFTA

Nhóm vận động cho nhân quyền Việt Nam và NO-EVFTA tại Đức đã có cuộc gặp gỡ các dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức và Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tại thủ đô Berlin để vận động cho nhân quyền Việt Nam và trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chữ ký hôm 26/11/2019.

Thư ngỏ về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam của các tổ chức quốc tế

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế ký tên dưới đây, viết thư này để kêu gọi quý vị hãy hoãn lại việc chấp thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) cho đến khi các yêu cầu về nhân quyền đề ra được chính quyền Việt Nam đáp ứng.

48 tổ chức gởi thư ngỏ đến Quốc Hội Châu Âu: Nhân quyền trước khi có tự do mậu dịch với VN

Việt Nam phải chứng minh mối cam kết của họ tôn trọng và bảo đảm là các quyền con người được bảo vệ như đã được xác định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự và những văn kiện quốc tế và khu vực khác.

Đảng Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ và RSF vận động các Dân Biểu Liên Âu

Các cơ quan truyền thông nhà nước CSVN đã ồ ạt đưa tin rằng Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) đã được ký kết tại Hà Nội hôm 30/6 nhưng cố ý lờ đi một điều vô cùng quan trọng: Trước khi được áp dụng, EVFTA cần phải được Quốc Hội Âu Châu phê chuẩn. Một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức RSF và Đảng Việt Tân có chuyến vận động các Dân Biểu Liên Âu tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, trong hai ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019.

Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF) và anh Vũ Đình Khang (Việt Tân). Ảnh: Việt Tân

EVFTA & Nhân Quyền – Hội Anh Em Dân Chủ, RSF và Việt Tân vận động các tân Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu ở Bruxelles

Nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu khóa 9 (2019-1024) vừa bắt đầu hôm 1 tháng Bảy, 2019. Nhằm cập nhật thông tin cho các dân biểu QHAC về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và vận động các dân biểu trước viễn ảnh QHAC sẽ quyết định phê chuẩn hay không EVFTA trong thời gian tới đây, một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Việt Tân đã đến trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles trong chuyến vận động 2 ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019.