Thấy gì qua cuộc xuống đường của hàng chục ngàn người Miền Trung?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không thấy hô hào kêu gọi, nhưng cuộc biểu tình tại Miền Trung hôm qua đã thay bao lời muốn nói. Những con người bình dị Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh cùng đồng loạt xuống đường với một mục đích phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng và dã tâm bán nước. Quyết “Không cho trung cộng thuê đất dù chỉ 1 ngày”. Chúng ta nhìn thấy gì qua sự kiện đó?

Riêng tôi nhìn thấy ba yếu tố của một cuộc cách mạng ôn hoà bất bạo động. Các cuộc biểu tình tại giáo phận Vinh 1) phi bạo lực, 2) có tính tổ chức cao, 3) có lực lượng tham gia đông đảo.

Điều đáng nói là các vị lãnh đạo tinh thần đã là những người tiên phong. Họ là linh mục tu sĩ. Họ đi bước trước đầu sóng ngọn gió chứ không phải là những người chỉ nói suông. Là linh mục nhưng trước đó họ là giáo dân và công dân và họ dám đứng ra để dẫn đường.

Ở Miền Trung không phải là trung tâm kinh tế, chính trị, không có sự quan tâm đủ của cộng đồng quốc tế và mức độ đàn áp thì cũng bạo ngược hơn. Do vậy, cách họ biểu tình cũng khác hơn. Đoàn kết hơn, chặt chẽ trong tổ chức và đông hơn.

Cái khác biệt của các cuộc biểu tình tại các giáo xứ là tính tổ chức, đoàn ngũ hoá rất cao. Nếu coi các linh mục như những tướng lãnh, thì hàng ngàn người theo sau cũng có thể gọi là tinh binh. Nhìn hàng ngàn người tuần hành trong ôn hoà, trật tự và văn minh thì cũng biết họ là đoàn quân có kỉ luật và thiện chiến.

Từ những sự kiện như Formosa tới nay, khi mà tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn các cuộc biểu tình đã bị ngăn cản thì những tỉnh lẻ lại vùng lên. Thành phần là người dân chứ không phải các nhà hoạt động. Ở các nơi khác khi các cuộc biểu tình sắp diễn ra, các nhà hoạt động bị ngăn chặn, coi như ngòi nổ cho cuộc xuống đường bị dập tắt. Còn các nơi như giáo xứ Mỹ Khánh, hạt Hoà Ninh, hạt Bảo Nham thì chủ yếu là dân thường nhưng khi lãnh đạo của họ bước ra là tất cả cùng đi, vừa có bất lợi vừa là một lợi thế.

Nhìn lại lịch sử thì các cuộc cách mạng bất bạo động thì yếu tố số đông quần chúng là một nét chung. Nếu mỗi nhà hoạt động có thể huy động được một bộ phận dân chúng thì khi đó chúng ta mới có sức mạnh cộng hưởng.

Nhà cầm quyền cộng sản hiểu rõ mối họa tiềm ẩn đó. Thế nên, đảng cầm quyền dùng đủ mọi chiêu bài cũng chỉ với một mục đích là phân tán lực lượng, chia rẽ và ly gián những tác nhân có sức thu hút quần chúng. Là một “đảng chuyên chính vô sản” đầy kinh nghiệm “bạo lực cách mạng” trong công cuộc “cướp chính quyền”, đảng cộng sản quá nhiều mưu mô và tốt nhất là chúng ta đừng coi thường đối thủ ma mãnh này. Chiêu bài của nhà độc tài nào thì cũng nhằm làm dân thêm sợ hãi vì bị đàn áp, bôi nhọ chính nghĩa của người tham gia và che mắt công luận trong và ngoài nước bằng truyền thông bẩn. Nhiệm vụ của chúng ta là vạch trần sự thật bị che giấu, bóp méo hoặc bôi bẩn như vậy đã là đi được một phần của chặng đường thay đổi.

Qua thời gian dài sống làm việc tại Miền Trung tôi thấy điều đáng học hỏi và đáng nhớ nhất là bài học về sự đoàn kết. Và một yếu tố không thể bỏ qua mà ít nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền cho dù nổi tiếng có được đó là: uy tín và khả năng thu hút số đông người dân cùng đi với mình như các linh mục.

Họ có uy tín tự thân và uy tín do tích lũy nhờ một cuộc sống dấn thân và phục vụ thật sự. Do đó, mỗi khi các ngài xuống đường thì cũng có hàng ngàn người cùng đồng hành với họ.

Lão Tử dạy “sông biển được làm vua trăm khe ngàn suối vì khéo ở chỗ thấp”. Nếu mỗi người chúng ta thực sự nâng đỡ, và làm người lót đường cho nhiều người yếu hơn mình thì cái ngày mà hàng trăm hàng ngàn người đi đòi quyền sống, đi đòi tự do – công bằng cho dân tộc cũng không còn xa. Khó, nhưng … Hi vọng có thể!

Minh Nhật

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.