Thời gian vàng đang ‘trôi qua’ vô nghĩa

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế, chứ không phải là đủ mọi thủ tục nhằm hạn chế quyền đi lại.

Với các địa phương như Sài Gòn hay Bình Dương nơi đã tiêm chích mũi 2 lên tới 70%, có lẽ cần cân nhắc chủ động thả ra (bình thường cũ) để nhanh chóng đạt tình trạng bão hòa người nhiễm Delta khi kháng thể (mức bảo vệ của vắc xin) ở các cá nhân trong địa phương đang còn rất cao!

Việc bình thường cũ sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế nhanh, mạnh hơn. Đây chính là bước đi đầu tiên của việc thực hiện mục tiêu kép: Phục hồi kinh tế sau đại dịch, và từng bước chắc chắn thoát khỏi dịch Covid-19!

Bây giờ thì từ những gì đã trải qua ở Sài Gòn, các bệnh viện đã đủ lực để lo cho ca nặng, và người ta không còn quá bận tâm ca nhiễm nữa, và xét về dịch tễ thì càng nhiều ca nhiễm mà không bị nặng, sẽ càng nhanh chóng loại được Delta ra khỏi cộng đồng!

Nôm na, với việc phủ rộng vắc xin phòng Covid đã đủ thời gian cho phát sinh kháng thể, thì đây là thời điểm vàng vắc xin đang có hiệu quả cao nhất ở Sài Gòn và Bình Dương. Nếu lần khần cứ cấm đoán như hiện tại thì 4 – 5 tháng nữa hiệu quả miễn dịch nơi đây sẽ khác, hạn chế tiếp 4 – 5 tháng nữa bung ra, có thể lại quá tải y tế!

Kháng thể tạo ra từ vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian

Dược sĩ Phạm Đức Hùng, cựu thực tập sinh ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ, cho biết như sau: Có sự khác biệt về vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) và vắc xin vector virus (AstraZeneca), nhưng cả hai đều cần một khoảng thời gian tương tự để tạo ra kháng thể phản ứng.

Khi các nhà nghiên cứu theo dõi phản ứng của kháng thể với liều vắc xin đầu tiên, họ nhận thấy phải mất ít nhất 10 ngày để hệ thống miễn dịch bắt đầu tạo ra các kháng thể có thể nhận diện protein gai của SARS-CoV-2. Đây là một loại protein trên bề mặt virus mà nó sử dụng để xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể chúng ta.

Chúng cũng phải mất ít nhất một tuần để tế bào T, loại tế bào bạch cầu quan trọng trong phản ứng miễn dịch, bắt đầu phản ứng với vắc xin. Các phản ứng này sẽ mạnh dần trong vài tuần sau đó.

Ngược lại, sau khi tiêm liều thứ hai, hệ thống miễn dịch được kích hoạt nhanh hơn, nồng độ kháng thể tăng gấp 10 lần chỉ trong một tuần.

Còn về kháng thể với vắc xin Vero Cell/ Sinopharm đã được chích đại trà ở Sài Gòn và Bình Dương, thì một tài liệu của Thái Lan cho biết như sau (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.08.27.21262721v1): Nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được chích có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng chích liều 2 liều CoronaVac (cùng công nghệ vắc xin bất hoạt như Vero Cell/ Sinopharm). Con số này đối với vắc xin AstraZeneca là 86%.

Đến 3 tháng sau chích đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCoV.

Lý do được giải thích là có thể liên quan đến công nghệ sản xuất vắc xin. Cả hai vắc xin CoronaVac và Vero Cell đều dùng con virus gây Covid-19 đã được ‘giết chết’ và đưa vào cơ thể. Phương pháp này khá cổ điển, nhưng lại không đủ mạnh để kích thích hệ miễn dịch chống lại nhiều protein của virus. Vắc xin này không có chọn mục tiêu, khi được chích – nôm na có thể hiểu là đẩy vào một nhóm kháng nguyên với hy vọng là nó sẽ nhận ra con virus gây Covid-19 (!?).

Dựa vào đánh giá dữ liệu thực tế, Hội đồng cố vấn về vắc xin của Tổ chức Y tế thế giới (SAGE) còn khuyến cáo rằng đối với những người trên 60 tuổi đã được chích 2 liều CoronaVac hay Vero Cell/ Sinopharm thì cần phải chích liều thứ 3. Và trên thực tế, một số nước trên thế giới đã chích liều thứ ba cho những người đã chích đủ 2 liều vắc xin của Trung Quốc (https://cdn.who.int/media/docs/default-source/immunization/sage/2021/october/sage_oct2021_meetinghighlights.pdf).

Thời gian vàng đang trôi qua bởi những ‘cái đầu’ lãnh đạo?

Từ những số liệu ở trên, cho thấy khi vắc xin Covid-19 đã kích hoạt hệ thống miễn dịch, thì cần tận dụng khoảng thời gian vàng đó để phục hồi kinh tế, chứ không phải là đủ mọi thủ tục nhằm hạn chế quyền đi lại, với các biện pháp cực đoan hệt lúc còn đeo đuổi chính sách ‘zero Covid,’ như cách ly tập trung, truy vết F1 vẫn đang diễn ra ở một số tỉnh, thành.

Thời điểm này là thời điểm mang tính bước ngoặt về chính sách nhằm tái thiết nền kinh tế thời hậu Covid-19, không khác gì thời hậu chiến. Mọi hoạt động của xã hội nói chung hay doanh nghiệp nói riêng đều bắt đầu từ nguồn lực nhân sự và do con người vận hành. Nếu không có con người, không có nhân lực thì không thể tái thiết, chứ đừng kỳ vọng xa hơn là phát triển.

Và với những gì đang diễn ra, cho thấy yêu cầu về nhân lực ở đây, còn cần áp dụng cho ‘nhân lực’ lãnh đạo, với yêu cầu các cấp chính quyền cần nhận thức sớm, và thực hiện ngay giải pháp để giải quyết bài toán của nền kinh tế hậu Covid-19, đừng chậm trễ như một số chính sách thời gian qua từng khiến người dân Việt Nam phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Hiền Vương

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.