Thông báo: Nhóm Làm Việc UPR 2019 tổ chức Hội Thảo UPR tại Geneva, Thụy Sĩ

Một phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Ảnh: LHQ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Kiểm điểm UPR tại Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh đàn áp khốc liệt”

Ngày 22/1/2019 sắp tới đây nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải ra trình trước thế giới tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR sẽ diễn ra trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN siết chặt kiểm soát và ra tay đàn áp khốc liệt người dân và giới hoạt động. Trước những đàn áp này, thế giới sẽ phải có những phản ứng cần thiết nào?

Chu kỳ kiểm điểm Việt Nam – và tất cả 193 nước thành viên khác của Liên Hiệp Quốc – diễn ra mỗi 5 năm. 47 quốc gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ kiểm điểm thành tích nhân quyền của nhà cầm quyền Nguyễn Phú Trọng.

Một hệ quả của UPR đối với những chế độ độc tài như nhà cầm quyền Hà Nội là khi những sai trái trầm trọng được rọi đèn tại diễn đàn cao cấp Quốc Tế như Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đối diện một làn sóng dư luận thế giới. Những đối tác, ví dụ như EU sẽ phải thận trọng hơn trong việc phê chuẩn Hiệp định thương mại EU-VN.

Song song với cuộc kiểm điểm tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Nhóm Làm Việc UPR bao gồm 10 tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam sẽ tổ chức buổi Hội Thảo “Kiểm điểm UPR tại LHQ trong bối cảnh đàn áp khốc liệt”. Hội thảo sẽ kiểm điểm những đàn áp và đề nghị những phản ứng cần thiết từ Liên Hiệp Quốc trước những sự kiện đang diễn ra trước mắt dư luận Việt Nam và quốc tế, những cảnh cưỡng chế đập phá nhà cửa và bắt bớ người dân sinh sống trong khu Vườn Rau Lộc Hưng đến những bản án nặng nề 20 năm đối với giới hoạt động; hành vi dùng luật pháp tùy tiện dẹp bỏ những cuộc hội thảo bổ ích của xã hội dân sự. Mọi việc diễn ra trong lúc Luật An Ninh Mạng đang bóp nghẹt tự do Internet.

Thời gian: Ngày 21/1/2019 lúc 12.30 – 15.00
Địa điểm: Route de Ferney 150, 1211 Geneva, Switzerland
Ghi danh: viettan.org/upr2019
Livestream tại fb.com/viettan

Đặc biệt tại Hội Thảo UPR sẽ có Buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng với sự hiện diện của các nghị sĩ Thụy Sĩ, đại diện NGOs quốc tế và chủ tịch Đảng Việt Tân.

Trong chuỗi vận động các quốc gia thành viên LHQ, vào tháng 7 vừa qua Nhóm Làm Việc UPR đã đệ nạp hồ sơ, đưa ra đề nghị đối phó với Hà Nội.

Ban Tổ Chức kính mời quý vị tham dự buổi Hội Thảo và các sinh hoạt UPR bao gồm đêm văn nghệ “Hát Cho Đồng Bào Tôi” tối cùng ngày 21/1 và cuộc biểu dương tinh thần “Tất Cả Vì Tổ Quốc” trưa ngày 22/1.

Trân trọng
Nhóm Làm Việc UPR

– Christians for the Abolition of Torture (ACAT)
– Hội Bầu Bí Tương Thân
– COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam)
– Destination Justice
– Hội Anh Em Dân Chủ
– Lawyers’ Rights Watch Canada
– Media Legal Defence Initiative (MLDI)
– Phong Trào Lao Động Việt
– Reporters Without Borders (RSF)
– Việt Tân

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.