Trận chiến Hoàng Sa: Tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục chiến đấu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trên báo Thanh Niên hôm 17/1/2019 đăng bài 45 năm “Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông” đã nêu đích danh Trung Cộng là kẻ thù xâm lược biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là một động thái được xem là tích cực từ phía báo chí của đảng. Tuy nhiên, sự lên tiếng này khá muộn màng, một độc giả của tờ này bình luận rằng: “Chờ đã lâu, nay mới thấy báo Thanh Niên viết, cần lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam” hay “cần nhiều tờ báo viết về việc này. Hoàng sa có ít người biết”.

Quả thật là ít người biết đến Hoàng Sa, Trường Sa là cái gì chứ chưa nói đến nó thuộc về ai, nằm ở đâu. Thực là bi hài khi một vùng biển đảo, lãnh thổ của đất nước, của dân tộc lại ít được người dân biết đến. Đó là một lỗi lớn đối với tiền nhân, đối với đất nước. Nhưng cần phải đặt ra câu hỏi là lỗi đó đến từ đâu, do ai?

Tôi xin chia sẻ về hành trình tìm hiểu, rồi biết đến, đấu tranh để bảo vệ biển đảo Việt Nam bị xâm chiếm và phải trả giá bằng những năm tháng trong lao tù để trả lời cho câu hỏi trên.

Thực tế thời chúng tôi khi đi học hầu như không được nhắc đến về các cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới Phía Bắc trước giặc thù Trung Cộng. Cho nên các khái niệm về biển đảo dường như khá xa lạ. Sau này nhờ thông tin trên internet bùng nổ, chúng tôi được biết nhiều đến các thông tin về Biển đông, về ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắn giết trong các khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam, biết đất nước chúng ta có hai cụm đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển đông nhưng bị Trung cộng xâm chiếm.

Lòng tự hào về dân tộc đã trổi dậy trong máu của tuổi trẻ, chúng tôi bắt đầu đi hỏi từng người dân có biết Hoàng Sa, Trường Sa không? Nhiều người lắc đầu, có người biết thì im lặng, hỏi thì cúi đầu hoặc ngoảnh mặt đi. Tại sao, tại sao, tại sao, hàng ngàn câu hỏi cứ quay quắt trong đầu chúng tôi.

Cuộc biểu tình đầu tiên chống Trung Cộng xảy ra vào sáng Thứ Bảy 6/12/2008, khi hàng ngàn thanh niên sinh viên tụ họp trước Tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội và Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Sài Gòn để phản đối Bắc Kinh hợp thức hóa việc quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngọn lửa phẫn nộ vốn âm ỉ trong lòng người Việt khắp nơi trước các hành động lấn áp ngang ngược của Bắc Kinh từ trước đến nay bùng lên, cũng là dịp để đánh động về cái ý thức công dân của tất cả mọi người, không phải chỉ riêng đối với giới trẻ. Nhưng kết quả lại bị nhà cầm quyền Hà Nội hoặc ngăn chặn, hoặc đàn áp. Thật sự chúng tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Tuổi trẻ Việt Nam tuyên xưng chủ quyền đất nước cớ sao nhà cầm quyền lại không cho? Vì không cho biểu tình nên chúng tôi bắt đầu các chiến dịch âm thầm để truyền tải thông tin khẳng định chủ quyền biển đảo cho mọi tầng lớp người dân được biết. Cụm từ viết tắt “HS.TS.VN” – Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam được dán lên tường, cây cột điện, bến xe bus, nhà ga, chợ, hay ngay cả phun sơn, kẻ vẽ, trên mặt đường ở khắp hang cùng ngỏ hẻm trên khắp cả nước.

Việc làm đó không kể ngày hay đêm miễn lúc nào thấy an toàn và hiệu quả là hành động. Ít lâu sau thì những thành quả của chúng tôi bị “kẻ xấu” hoặc xé đi, hoặc phun xịt sơn khác đè lên hay là tẩy xóa. Nhiều bạn trẻ đã bị nhà cầm quyền bắt, kết án với thời gian tù dài đằng đẳng chỉ vì khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Ngày 19/1/1974, thế hệ cha anh chúng ta đã tưới máu đào tại Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự xâm lược của Trung Cộng, 75 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống cho đất nước. 45 năm trôi qua, lịch sử đã ghi tên các anh hùng nhưng chế độ cộng sản xã hội thì cố tình lãng quên và tìm mọi cách xóa bỏ ngày lịch sử đó.

Nhưng tuổi trẻ Việt Nam quyết không bạc phúc, hèn nhát, nhu nhược như cái chế độ này được. Tuổi trẻ chúng tôi không thể ngồi yên khi đất nước này, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa dần dần rơi vào tay giặc Tầu. Nhưng tuổi trẻ Việt Nam đã, đang và tiếp tục hành động để bảo vệ từng tấc đất tấc biển mà tiền nhân đã để lại dù có phải hi sinh thân mình trong chốn lao tù của chế độ cộng sản.

Chúng tôi thành tâm thắp nén nhang lòng tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc vị quốc vong thân trong trận hải chiến Hoàng Sa. Nguyện xin anh linh của các bậc tiền nhân đồng hành cùng tuổi trẻ Việt Nam để bảo vệ non nước này trước giặc thù phương Bắc và bè lũ tay sai bán nước giặc cộng Hà Nội.

Portland, OR 17/1/2019
Paulus Lê Sơn

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.