“Trùm cuối” và cuộc săn lùng “cá voi trắng Mobi Dick” của ông tổng Tịch

Ngoáy mũi đại trà ở Hà Nội, tháng 10/2021. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Diễn biến vụ án Việt Á cùng với những lệnh bắt bớ liên tục của Bộ Công An đang thu hút công luận và toàn bộ sự tập trung của giới truyền thông ở cả hai “lề.” Đám đông thần dân xứ Đông Lào mong chờ câu hỏi “trùm cuối là ai?” sớm được trả lời, hào hứng theo dõi cuộc trình diễn của “công lý” như thể mình được dự phần trong đám quan tòa, quyết định sự trừng phạt đám “đày tớ” đã tha hóa biến chất, phản bội lý tưởng của đảng cách mạng vậy.

Chẳng biết có phải từ một bài viết của “Người Buôn Gió” hay không mà gần đây “mọi con sông đều chảy… vào nhà anh Bảy.” Một đồn mười, mười đồn trăm vạn, khiến cho cái mặt của anh Bảy đã thâm giờ lại thêm tái, cái đầu to quá khổ vốn đêm ngày “ủ mưu” lo việc dân việc nước, lại càng trĩu nặng, nghiêng lệch, vẹo hẳn sang một bên. Chị Bảy điếng người bởi thằng trời đánh đâm một bài quá ác. Đám trùm truyền thông bẩn như Công Khế tiết lộn lên đầu, cay như ăn phải cả vốc ớt chỉ thiên. Cơ mà, anh chị Bảy coi như bị bò nẹt cắn, có đau nhưng cũng …chẳng làm sao. Nhưng cũng khiến khối đứa đang múa cờ trong bụng. Còn đám đông khao khát rủa xả, như mong chờ chiến thắng trận cầu chung kết với người Thái vậy.

Cái tâm lý và dân trí của đa phần người Việt nó lạ lắm. Những tấn thảm kịch của xứ này nó cứ lặp đi lặp lại hoài không dứt, lần sau y chang lần trước, rồi thì một vài kẻ sẽ bị lôi ra kí đầu “xin lỗi đảng, xin lỗi gia đình… còn lâu mới tới nhân dân,” khóc lóc rưng rức, mùi xoa để sẵn trong túi áo, chấm lấy chấm để. Thế là coi như “công lý” đã được thực thi. Kể thì mới có ngót 4 vạn mạng người chết thảm bởi thiếu thuốc men, thiếu máy thở, thiếu y bác sĩ, thiếu cả bịch đựng xác, găng tay, khẩu trạng y tế, quần áo bảo hộ, chết oan vì bị coi như “giặc,” vì bị bỏ đói. Nhưng con số đó, dù thực tế có gấp đôi, gấp 3 lần, vẫn ít hơn nhiều số nạn nhân thời cải cách ruộng đất. Đâu đã xi nhê gì tới uy tín sáng ngời của đảng? Giờ, mấy “lãnh đạo” đem ra làm bài học rút kinh nghiệm sâu sắc. Vậy là xong.

Ở xứ này, “uy tín” của tứ trụ là uy tín của chế độ. Dù có tội ác tày trời, thì cùng lắm cũng chỉ rút kinh nghiệm và về “làm người tử tế.” Kẻ nào mà có “tham vọng chính trị” thì mới “mắc bệnh lạ” như ông cố Đại Tướng Trần Đại Quang hay ông Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh mà thôi.

Nguyên tắc, “ném chuột không để vỡ… nồi cơm của đảng” luôn luôn được bảo toàn. Vụ Việt Á hay hơn 2000 chuyến bay ở Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao, hẳn đã có nhiều kịch bản chờ công chiếu. Xong, còn chờ các phe cánh “hiệp thương” với nhau.

Cứ nhìn mà xem cái cách ông chủ tịch Chu Bung Toang sắp xếp lịch trình ký tá, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ. Buổi chiều bị khai trừ đảng, buổi sáng vẫn ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, lãnh đạo phòng ban, cấp sở. Hẳn Chu chủ tịch đã biết rõ mọi thứ đón chờ mình và sắp xếp sự vụ rất nhanh gọn. Mỗi một chữ ký cũng kiếm cả triệu đô-la. Việc bị bắt thì rõ rồi nhưng bị “xử” như thế nào thì còn lâu mới “hạ hồi phân giải.” Cứ như Tất Thành Cang, bất quá trải nghiệm “tù quí tộc” vài năm, coi như “hưu non,” vẫn có cơ hội bảo toàn “thành tựu cách mạng,” ăn mười đời chẳng hết.

Phải công nhận “bản lĩnh chính trị” của Chu chủ tịch rất vững vàng! Cũng như công phu “mèo khóc chuột” rất điệu nghệ của đám quan chức “cao cấp lý luận” nhờ quá trình học tập “đạo đức Hồ Chí Minh.” Nhìn cái kiểu “hức hức,” cái điệu rút khăn lau “nước mắt cá sấu,” sao mà nó giống cha già dân tộc đến thế?

Câu hỏi “Ai là trùm cuối?” như một bài toán vô nghiệm. Vì đảng chẳng bao giờ dám “sòng phẳng, rõ ràng mẹ nó sợ gì” với Nhân Dân cả. Trong một bàn tiệc ngập máu của chế độ này, những kẻ dự phần trong đó, không có kẻ nào sạch sẽ hơn kẻ nào. “Công lý” là một vở trình diễn của “phe thắng cuộc.” Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là bất di bất dịch. Vì vậy, chỉ có những con tốt thí, những kẻ vi phạm luật ngầm “không bao giờ đi ăn một mình” mới bị đem ra làm con dê tế thần cho vụ án thế kỷ này.

Một Chu Ngọc Anh chỉ có thể ký nghiệm thu, chứng nhận đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia “đểu” cho Học Viện Quân Y và Việt Á “nuốt” một phần miếng bánh gần 19 tỷ đồng tiền ngân sách, thực sự cũng chưa đáng là bao nhiêu. Giờ quan cộng sản ăn phong bì vài triệu đô-la nó quen rồi.

Người viết nhớ hồi trước còn làm ở một viện nghiên cứu, một đề tài cấp nhà nước có kinh phí khoảng 10 tỷ cách đây 15 năm thì đã phải “cảm ơn” Bộ Tài Chính, Bộ Khoa Học – Công nghệ, bộ chủ quản và Vụ Tài Chính… gần 40% kinh phí đề tài rồi. Chủ nhiệm đề tài cắt xén khoảng 15 – 20% nữa. Giờ cái mức ăn chia nó còn khiếp hơn. Kinh phí nghiên cứu thực sự chỉ còn 15 -20% ngân sách được cấp duyệt đã là nhiều. Cán bộ khoa học chỉ lo “chạy đề tài,” viết báo cáo thì đạo văn, ngụy tạo kết quả là chính. Thế nên, hơn 20.000 giáo sư, tiến sĩ không có nổi một phát minh, một cải tiến kỹ thuật nào hữu dụng có thể đem ra thực tiễn.

Nhưng ở đây, có một vấn đề lớn, là chữ ký của Chu bộ trưởng khi đó rất quan trọng để hợp pháp hóa một đề tài hoàn toàn ngụy tạo giữa Viện Quân Y và công ty Việt Á để bộ test kit nhập khẩu từ Tàu với giá chưa tới 1 USD, được sang chiết, đóng gói ở những nhà kho tồi tàn của Việt Á, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế. Và cũng nhờ chữ ký này, Chu bộ trưởng một bộ ngành bị đánh giá là kém quyền lực và ít lợi lộc là Bộ KH-CN đã trở thành Chu chủ tịch đầy quyền lực và béo bở nhất quốc gia là thủ đô Hà Nội. Ai là người có khả năng “buôn vua” ở xứ Đông Lào này?

Một Nguyễn Thanh Long cũng chỉ có thể cấp phép lưu hành cho bộ test kit đểu, gợi ý chỉ thị thầu tới 63 giám đốc CDC và các sở y tế các tỉnh thành phố. Đúng là “miếng” của Long cũng “dày.” Nhưng Long cũng chẳng bao giờ được ăn cả mức chênh lệch gấp hàng chục lần như thế. Vấn đề là Long ăn chia không đều, Long ăn bẩn tới cả kinh phí phòng dịch, lương cho cán bộ y tế cơ sở, ăn đến cả găng tay, khẩu trang, vật tư y tế được cứu trợ. Long ăn không từ thứ gì khiến địa phương và y bác sĩ cơ sở căm phẫn.

Nhưng Long không thể là người ký cái Chỉ Thị 16, không thể chỉ đạo ngăn sông cấm chợ tất cả những tỉnh thành, không thể nào bắt doanh nghiệp “3 tại chỗ, 2 tuyến đường, 1 điểm đến,” không thể nào huy động cả một hệ thống chính trị, bộ đội, công an hùng hậu đi bắt hốt, truy vết F0, F1, F2… để nhốt vào hàng trăm các khu tập trung được…

Gần đây, mạng xã hội, giới truyền thông “lề đảng,” “lề giữa,” lề dân… đều đặt ra những câu hỏi về vai trò của ông Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam – người được phân công phụ trách mảng y tế, văn hóa xã hội một thời gian dài nhưng để xảy ra rất nhiều tệ nạn và bất cập trong lĩnh vực này. Cách đặt câu hỏi và những nghi vấn như vậy quá đơn giản và thậm chí nó sẽ làm cho sai lệch đi rất nhiều bản chất sự việc. Bởi lẽ, những mạng lưới khổng lồ các nhóm lợi ích chằng chịt đã hình thành từ trước đó rất lâu đời, liên quan tới những chóp bu quyền lực nhiều thế hệ. 

Một công ty nhập khẩu, phân phối, đấu thầu dược phẩm vào các bệnh viện hay sản xuất thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng ở xứ này đều có những thế lực chính trị chống lưng. Mảng y tế, giáo dục là hai mảnh đất béo bở nhất và cũng nhiều tệ nạn bẩn thỉu nhất. Những vụ án như VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng khổng lồ của chế độ này.

Vũ Đức Đam chẳng có “tuổi” gì để có thể can thiệp vào miếng ăn của Kim Tiến hay của các ủy viên Bộ Chính Trị dự phần trong đó. Cũng như vậy đối với những dự án đổi sách giáo khoa hàng chục ngàn tỷ hay vấn nạn buôn bán bằng giả cho quan tràn lan hàng chục năm qua. Nói như thế, cũng không phải Đam “sạch,” nhưng một người không có hậu thuẫn lớn như Đam, không có thực quyền như Đam, thì ông ta cứ “ngó lơ” đi mà còn được dự phần “tôm tép.”

Vẫn sẽ có kẻ bị đảng lựa chọn là “tội đồ” trong vụ án thế kỷ Việt Á. Nhưng tuyệt đối đó không phải là “trùm cuối,” vì hệ thống quyền lực này được thiết kế để lộng quyền, tha hóa, bóp nặn người dân. Tất cả chúng đều dự phần trong bữa tiệc thịt người, kẻ có quyền lực lớn nhất cũng là kẻ góp phần lớn nhất vào tấn thảm kịch khủng khiếp của người dân.

Câu hỏi “Ai là trùm cuối” và công cuộc “đốt lò” của ông Tổng Tịch nó cũng giống như câu chuyện đi tìm con cá voi trắng hư cấu Mobi Dick mà thôi. Sẽ không bao giờ có “Trùm cuối” và Công Lý thực sự được thực thi. Nhưng sinh mạng của hơn 4 vạn người thì chắc chắn góp phần vào xây lên những “túp lều” tráng lệ có giá nhiều triệu đô-la của những đày tớ nhân dân và “vinh quang” của đảng búa liềm.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.