Vụ Bãi Tư Chính và thế kẹt của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn hai tuần lễ im lặng, cuối cùng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Thị Thu Hằng đã phải lên tiếng hôm 19 tháng Bảy về những xung đột đang xảy ra ở Bãi Tư Chính.

Thứ nhất, có xung đột giữa 4 tàu Cảnh sát biển CSVN và 2 tàu Cảnh sát biển Trung Cộng (trong đó có một tàu khổng lồ 10.000 tấn) và một nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông, từ ngày mồng 3 tháng Bảy, nhưng hai phía đã giữ im lặng.

Thứ hai, CSVN đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Cộng ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, và yêu cầu rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng bà Thu Hằng cho biết là cho đến nay Bắc Kinh vẫn không đáp ứng các yêu cầu của Hà Nội, các tàu của Trung Cộng tiếp tục thăm dò trong khu vực gần Bãi Tư Chính.

Trước đó hai hôm, ngày 17 tháng Bảy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh muốn Hà Nội phải: “thực sự tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại các vùng biển có liên quan, và không có những hành động làm phức tạp tình hình.”

Trong cùng ngày, khi Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng trả lời với báo chí lề phải về tình hình Biển Đông, đã hoàn toàn không nhắc gì đến vụ xung đột ở Bãi Tư Chính mà chỉ nói chung chung rằng: “Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác phải đấu tranh để bảo vệ môi trường hòa bình và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế.”

Sự đụng độ giữa tàu cảnh sát biển CSVN và Trung Quốc hiện nay đã làm cho dư luận nhớ đến một biến cố khác xảy ra cách đây hai năm, đúng vào thời điểm tháng Bảy. Đó là vào đầu tháng Bảy năm 2017, công ty Talisman – Việt Nam, một công ty con của Repsol (Tây Ban Nha) đã tuyên bố tìm được một mỏ khí đốt lớn trong khu vực Bãi Tư Chính, thuộc lô 136-03 có trị giá 1 tỷ Mỹ Kim. Tin này đã được CSVN xác nhận. Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Chính Trị CSVN đã phải cho ngưng khai thác khí đốt tại khu vực này vì bị Trung Cộng đe dọa sẽ tấn công vào các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Repsol được lệnh phải rời khỏi khu vực, mặc dù đã chi khoảng 300 triệu USD cho việc thăm dò này.

Vì thế khi xung đột Bãi Tư Chính xảy ra, lãnh đạo CSVN đã cố tình giấu kín sự việc do vừa lo sợ làn sóng chống Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại, và có thể sẽ lớn hơn cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu xảy ra vào ngày 10 tháng Sáu, 2018, vừa lo ngại những động thái uy hiếp bằng vũ lực từ phía Trung Quốc.

Một cuộc biểu tình vô cùng đông đảo, qui tụ mọi thành phần dân chúng nhằm chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn hôm 10 tháng Sáu, 2018.
Một cuộc biểu tình vô cùng đông đảo, qui tụ mọi thành phần dân chúng nhằm chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn hôm 10 tháng Sáu, 2018.

Thứ nhất, lãnh đạo CSVN đang hưởng rất nhiều lợi ích kinh tế do cuộc xung đột mậu dịch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Để hưởng những lợi ích này từ cả hai phía Hoa Kỳ (xuất khẩu) và Trung Quốc (đầu tư), CSVN buộc phải giữ thế đu dây và quan trọng hơn nữa là kiểm soát được tình hình, để không cho xảy ra bất cứ những biến động nào dù lớn hay nhỏ. Tâm lý lo sợ biến động đã ăn sâu trong đầu óc các lãnh đạo Hà Nội, biểu hiện rõ rệt trong phát biểu mới đây của Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Biển Đông là lợi ích chung của cả thế giới, và các vấn đề phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để đi đến sự ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.”

Phát biểu của Tướng Vịnh và cả tứ trụ trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN từ trước tới nay liên quan tới Trung Cộng, đều cho thấy họ không hề “có xương sống”. Do vòng kim cô “Đại Cục”, họ không những phát biểu chung chung để làm hài lòng cả hai phía mà còn biểu hiện một sự nhu nhược trước hành động xâm phạm một cách trắng trợn của Bắc Kinh đối với chủ quyền của Việt Nam trong khu vực Bãi Tư Chính.

Thứ hai, Bắc Kinh đang có nhu cầu tạo một “sự cố” tại Biển Đông nhằm giải quyết nhu cầu sinh tử hiện nay, dùng nó trấn áp nội bộ đảng, ngăn chặn những rối loạn có thể xảy ra vì những suy thoái kinh tế từ hậu quả của các chính sách áp thuế của Hoa Kỳ. Với thái độ nhu nhược cố hữu của Hà Nội, Việt Nam đã trở thành đích nhắm tốt nhất của Bắc Kinh để tạo ra “sự cố” trên Biển Đông, thay vì là Hoa Kỳ hay Phi Luật Tân, để vừa đánh lạc hướng người dân Trung Quốc từ những khó khăn kinh tế, vừa triệt hạ những thế lực đang muốn chống lại họ Tập cũng như trấn áp các cuộc vận động của phe dân chủ Trung Quốc hiện nay.

Nếu xung đột bùng nổ, Bộ Chính Trị CSVN nhìn thấy rõ là họ rơi vào thế kẹt giữa hai lằn đạn: sức ép chống Tàu của người Việt Nam và sức ép kinh tế đến từ các doanh nhân dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh. Hơn thế nữa, sức ép này lại xảy ra trong bối cảnh sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng chưa phục hồi sau cơn đột quỵ hôm đến thăm Kiên Giang vào ngày 14 tháng Tư, khiến sự chia rẽ nội bộ giữa các khuynh hướng “thoát Trung”, “bám Trung”, “thân Mỹ” càng thêm trầm trọng.

Tóm lại, qua phản ứng của Hà Nội về vụ xung đột ở Bãi Tư Chính trong hai tuần lễ vừa qua, người ta càng thấy rõ thế chênh vênh của lãnh đạo CSVN trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Chính thế chênh vênh này sẽ làm cho nội bộ đảng trở nên phức tạp, và những xung đột ngầm trong việc chuẩn bị nhân sự của đại hội 13 sẽ diễn ra không khác gì những rối rắm ở đại hội 12. Hai thế lực Trần Quốc Vượng (cánh miền Bắc) và Nguyễn Xuân Phúc (cánh Đà Nẵng) sẽ là những nối dài của cuộc tranh chấp Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng của 5 năm về trước.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.