Xa lộ vô hướng

Võ Văn Thưởng. Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN. Ảnh chụp báo Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rất đơn giản là thế này, một cách ngắn gọn nhất, có thể hiểu câu phát biểu đó rằng: Thế giới tìm mọi cách hòng làm ra con đường để nhân loại có thể đi, còn ta quyết định có đi hay không hoặc là đào bỏ nó.

Thế giới bay ra ngoài vũ trụ bằng tàu không gian dựa vào khoa học công nghệ cao, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội trên mặt đất nhờ vào những điều viễn tưởng.

Cũng có thể dễ dàng nhất, hãy xây một vành đai đóng kín kiểu vạn lý trường thành trên không gian mạng và trói lũ chúng ta lại vào trong một cái bao tải. Như vậy thì sẽ không phải lo cắm biển hay là dựng các chốt kiểm soát vừa mệt nhọc và đau đầu nữa.

Võ Văn Thưởng. Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN. Ảnh chụp báo Thanh Niên
Võ Văn Thưởng. Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Thực ra internet không phải là một xa lộ, nó là một bầu trời không có hướng và không có biên. Và nếu không thể bước đi cùng với nhịp tiến của nhân loại, chúng ta sẽ khuất vào trong cái bóng của vùng tăm tối vì thế giới đã bỏ xa chúng ta và chắn mất ánh sáng của sự văn minh chiếu rọi tới.

Con đường tư tưởng của chúng ta đang đi mới khiến chúng ta phải cân nhắc và suy xét lại, chứ không phải là các nền tảng và giá trị tiến bộ mà loài người phải trường kỳ mới có thể thiết tạo nên và phát triển nó.

Những đất nước nào cố thủ và từ chối văn minh của nhân loại thường đi đến sự suy vong, do sự ngu dốt và tha hoá dẫn tới.

Trung Quốc hay Triều Tiên đều là những nước có những biểu hiện rõ ràng hơn cả. Nếu Trung Quốc có thể mở cửa và có một nền dân chủ, nó sẽ trở thành một quốc gia hùng cường, chứ không phải như bây giờ, nó tìm mọi cách để bọc kín mình lại rồi làm đầy túi tiền của một số nhóm người này để duy trì quyền lực của một số đám người kia, trong khi nó đánh đổi và hy sinh mọi giá trị khác về pháp luật, sự dân chủ và tự do, văn hoá và ngay cả vấn đề môi trường mà nó trở thành một mối hoạ thường trực.

Trung Quốc, thực tế đang cô lập chính họ và làm cho cái nội lực của họ trở nên quẫn bách, mai một, nó như một khối vật chất khổng lồ nhưng dần bị rút lõi sự sống, gây nên các sự hỗn loạn vì không gian sinh tồn, sự tự do và nền tảng dân chủ đều trở nên ngột ngạt bởi sự đóng kín tuyệt đối của sự độc tài chính trị.

Làm sao mà một dân tộc có thể văn minh hoặc là phát triển được nếu nó tự đóng mình vào trong một cái hộp? Nó sợ hãi, phân hoá và dần vụn vỡ, đứt gãy. Không thể đi xa nếu trên con đường đó ta đơn độc chỉ có một mình hoặc là cứ dò dẫm đi từng bước một trong sự nghi kỵ hoặc tự ái kỷ quay mặt lại với tất thảy.

LS Lê Luân

Nguồn: Facebook Luân Lê

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?