Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu cứng rắn về Trung Quốc

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Singapore hôm 31/5/2019. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Patrick Shanahan công kích mạnh mẽ Trung Quốc trong bài phát biểu hôm thứ Bảy 1/6 tại Đối Thoại Shangri-La, một hội nghị về an ninh quốc tế diễn ra ở Singapore.

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên trên trường quốc tế, ông Shanahan tố cáo những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đánh cắp công nghệ từ các quốc gia khác và quân sự hóa các tiền đồn nhân tạo ở Biển Đông như là một “bộ công cụ để cưỡng ép”.

Ông nêu rõ mục tiêu công kích bằng cách đề cập đến chiến dịch của Bắc Kinh đưa các hệ thống vũ khí tiên tiến vào các đảo trong vòng tranh chấp ở khu vực.

“Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực này đến từ những bên tìm cách phá hoại, thay vì duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, ông Shanahan nói.

“Nếu những xu hướng hành vi này tiếp diễn, các thực thể nhân tạo ở những khu vực chung của toàn cầu có thể trở thành các trạm thu phí. Chủ quyền có thể trở thành mục tiêu của kẻ mạnh”, ông nói thêm.

Lời phát biểu của ông Shanahan được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính quyền ông Trump đã và đang tiến hành một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, áp đặt lệnh trừng phạt đối với hãng công nghệ khổng lồ Huawei và đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan, một hòn đảo có chủ quyền mà Trung Quốc đại lục tuyên bố là lãnh thổ của họ.

Ông Shanahan cũng đã gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm 31/5. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, Trung Quốc cử lãnh đạo cấp cao nhất của bộ quốc phòng đến Shangri-La.

Hai ông đã đồng ý cải thiện liên lạc và tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là một sự thay đổi đáng kể từ những lời đao to búa lớn của cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lẫn một cựu tướng quân đội Hoa Kỳ hồi năm ngoái báo hiệu khả năng xảy ra chiến tranh súng đạn.

Hôm thứ Bảy 1/6, ông Shanahan nói rằng trong khi Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc, hành vi làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và gieo rắc sự ngờ vực về ý định của Trung Quốc phải chấm dứt.

Ông cũng nhắc lại việc Mỹ không có lòng tin đối với Huawei, nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu và nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, ông nói rằng công ty này “quá thân cận với chính phủ Trung Quốc”, trong khi nước này có luật yêu cầu phải chia sẻ dữ liệu.

“Quý vị không thể tin tưởng rằng các mạng đó sẽ được bảo vệ”, ông nói.

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn đầu tư vào sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có một trọng tâm là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi có mặt ở nơi mà chúng tôi thuộc về. Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực này. Chúng tôi đang đầu tư vào quý vị và với quý vị”, ông phát biểu.

(Tin tức NBC, CNN)

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.