Khổ như… dân Hà Nội: từ ô nhiễm không khí đến ô nhiễm nước

Người dân khu đô thị Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước từ xe bồn kéo dài cả trăm mét chiều 13/10/2019. Ảnh: Cafef
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi ‘hấp thụ’ không khí ô nhiễm với lượng bụi mịn đạt ngưỡng cao, người dân thủ đô Hà Nội tiếp tục gặp vấn đề với nguồn nước máy… có mùi.

Chất lượng sống đang bị tụt xuống nhanh chóng, và Hà Nội trở thành một Đà Lạt với sương mù dày đặc, và một vùng sâu, vùng xa, nơi chất lượng nước không đáp ứng được nhu cầu sử dụng được.

‘Thủ đô có bao giờ được như thế này chăng!’, hẳn nhiên, khi Thăng Long bay lên hay bay xuống, thì bộ máy chính quyền vẫn là nơi mà người dân truy vấn về trách nhiệm. Thế nhưng, trách nhiệm của chính quyền TP. Hà Nội luôn gắn liền với ‘phản ứng chậm’.

‘Hà Nội, không vội được đâu’ được hiểu ngay trong sự phản ứng của chính quyền trong các tình huống mang tính khẩn cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Từ Rạng Đông, bụi mịn, cho đến nước bốc mùi, bộ máy chính quyền dường như chuyển động một cách nặng nề, có thể là do nhiều ban bệ.

Do nước sinh hoạt có mùi nhựa cháy kéo dài cả tuần lễ, cư dân khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội chờ lấy nước sạch từ xe bồn hôm 13/10/2019. Ảnh: Cafef
Do nước sinh hoạt có mùi nhựa cháy kéo dài cả tuần lễ, cư dân khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội chờ lấy nước sạch từ xe bồn hôm 13/10/2019. Ảnh: Cafef

Và có lẽ, Hà Nội phải một lần nữa được Thủ tướng đích thân chỉ đạo và đòi báo cáo sự việc thì chính quyền mới chịu nhúc nhích trong làm nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với đời sống dân sinh.

Chính quyền Hà Nội có thể chưa cảm nhận hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề thuộc về môi sinh cộng đồng. Và nếu so sánh với cách chuyển động giữa chính quyền Hà Nội với chính quyền Bắc Kinh, thì chính quyền Bắc Kinh phản ứng nhanh hơn. Và nếu so sánh giữa người dân Hà Nội với người dân Bắc Kinh, thì người dân Hà Nội hơn ở điểm… chịu đựng và sống mòn giỏi hơn.

Mới đây, trang Independent (Anh Quốc) đã chia sẻ về thành tựu thanh lọc môi trường của nhà nước độc tài Bắc Kinh. Theo đó, nạn sương mù vào năm 2014 đã được chính quyền nước này giải quyết bằng ‘nắm đấm sắt’.

Năm 2014, Bắc Kinh là thành phố ‘không thể ở được’ cho con người, với mức độ ô nhiễm xếp hạng 40 thế giới về PM 2.5.

Thế nhưng, chính quyền Trung Quốc đã xếp ô nhiễm môi trường ngang với vấn đề chống chiến tranh và chống đói nghèo, như tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào năm 2014. Và 5 năm sau, Trung Quốc đã được loại ra khỏi 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, cắt giảm lượng không khí ô nhiễm hơn 32%.

Việt Nam giống như Trung Quốc, với lượng xả thải của các nhà máy nhiệt điện than. Tại Việt Nam, lượng tiêu thụ than đã tăng gấp ba và tiêu thụ dầu đã tăng 70%.

Chính quyền Bắc Kinh đã đánh thẳng vào mấu chốt của vấn đề, bằng cách kiểm soát, thậm chí cấm các nhà máy nhiệt điện than ở Bắc Kinh và số lượng xe hơi trên đường cũng bị hạn chế.

120 tỷ USD là số tiền dành để ‘dọn dẹp môi trường’.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh hiểu vấn đề hơn Hà Nội ở điểm,  nếu môi sinh không tốt, thì bất mãn sẽ tăng lên, và ổn định chính trị – trật tự an toàn xã hội sẽ không còn được giữ vững ở khu vực thành thị.

Một nghiên cứu trên Nature Human Behavior về ảnh hưởng của môi trường đến đời sống kinh tế – xã hội cho thấy, ô nhiễm (không khí) không chỉ gây hại cho sức khỏe, khả năng nhận thức, năng suất lao động, và kết quả giáo dục. Mà còn tác động rõ nét đến hành vi xã hội của mọi người.

Về mặt chính sách từ trung ương, Việt Nam tìm cách tăng cường giám sát và thực thi pháp luật bằng cách phạt các doanh nghiệp không tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Cấm sử dụng máy móc và thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng hơn 10 năm. Và tăng cường thuế carbon ở các nhà máy thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Thanh Hóa, trước khi đi đến chính sách toàn quốc vào năm 2022. Dự luật về đánh thuế khí thải nhà kính đối với các công ty trong lĩnh vực thép, xi măng, điện và hóa chất cũng đang được đưa lên bàn nghị trình, nhằm giảm lượng ô nhiễm.

Thế nhưng, tất cả những phương thức xử lý ô nhiễm nêu trên là chính sách từ trung ương, còn riêng TP. Hà Nội, tình trạng cảnh báo – kiểm soát ô nhiễm thiếu sự đồng bộ. Tình trạng ‘trên nóng – dưới lạnh’ mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng cảnh báo lại hiện diện công khai ngay tại TP. Hà Nội, ngay trong lĩnh vực đảm bảo môi sinh cho người dân.

Đó là lý do vì sao, khi dân hoang mang vì ‘nước có mùi nhựa cháy’, ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân khu vực các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm thì chính quyền TP. Hà Nội vẫn chưa có một câu trả lời hợp lý và khoa học. Còn trong khi đó, theo báo Tuổi Trẻ, nhà cung cấp nước – Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà, lại giữ… im lặng trước sự cố nước bốc mùi.

Khi quả bóng trách nhiệm chưa định hình, và vai trò quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan, ban ngành nhà nước còn buông lỏng thì nhận thức về mức độ rủi ro đối với an ninh trật tự xã hội của ô nhiễm nguồn không khí, nước sẽ vẫn còn lạnh nhạt.

Không ai chịu rách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên không khí. Không ai chịu trách nhiệm trong phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Và không ai chịu trách nhiệm về thiệt hại môi trường trong địa bàn quản lý.

Và vì thế, người dân thủ đô Hà Nội tiếp tục lãnh đủ.

An Viên

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.