Lại rớt lầu: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết

Tiến Sĩ, Luật Sư Bùi Quang Tín, người được cho biết vừa té từ lầu 14 đột tử đêm 5/4/2020. Ảnh: vietnambiz.com
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây gần 6 tháng, vào ngày 17 tháng Mười, 2019, đã xảy ra một vụ án đầy mờ ám: Ông Lê Hải An, Thứ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo, đã qua đời vì “ngã từ lầu 8” tại trụ sở Bộ nơi ông An làm việc. Nay dư luận lại nghe tin: Tiến Sĩ, Luật Sư Bùi Quang Tín, một nhân sự đang lên trong giới khoa bảng Việt Nam, đột ngột qua đời vì “ngã từ lầu 14 chung cư” tại nơi ông đến gặp một số người, vào ngày 5 tháng Tư, 2020.

Cả hai vụ án nói trên, ngẫu nhiên, giống nhau ở ba điểm: i) rớt từ lầu cao không rõ nguyên nhân; ii) cùng là giới khoa bảng có nhiều triển vọng tương lai; iii) đột tử ngay sau khi gặp một số người.

Ngay sau tin nghe tin chồng của mình đột tử vì rớt lầu, bà Nguyễn Thanh Bích đã khai với công an và chia xẻ trên Facebok của mình rằng cái chết của Tiến sĩ Bùi Quang Tín là một “vụ án.”

Hiện nay, công an Nhà Bè đang tiến hành điều tra, nhưng người ta lo ngại là liệu vụ án này rồi có bị chìm xuồng như rớt lầu đột tử của ông Thứ Trưởng Lê Hải An cách nay 6 tháng hay không?

Ông Lê Hải An sinh năm 1971, 48 tuổi. Trước khi từ trần, ông Lê Hải An là Ủy viên Ban Cán Sự đảng, Bí Thư Đảng ủy Bộ, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Ông An có nhiều bằng cấp: Thạc sĩ chuyên ngành dầu khí Đại Học Tổng Hợp Brunei, tiến sĩ ngành dầu khí tại Đại Học Heriot-Watt, Vương Quốc Anh. Ông được bổ nhiệm thứ trưởng Bộ GD & ĐT vào tháng Mười Một, 2018. Ông An cũng có nhiều chức vụ khác, trong đó có trách nhiệm làm chủ tài khoản số 2 của Bộ, là Chỉ Huy Trưởng Ban Chỉ Huy Quân Sự Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.

Ông An được ghi nhận đã có một số phát ngôn ấn tượng, chỉ một tháng sau ngày nhậm chức, tại Hội Nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm ngày 28 tháng Mười Hai, 2018 là: “Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo; kiên quyết dừng tuyển sinh đối với những cơ sở vi phạm quy định về tuyển sinh và chưa đạt điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời công khai những cơ sở vi phạm để thí sinh và xã hội nắm rõ,” và “trước thời điểm tuyển sinh, các cơ sở phải công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt là công khai mức học phí, tránh tình trạng nâng học phí bất thình lình, gây khó khăn cho người học, khiến dư luận xã hội bức xúc.

Những hình ảnh được phổ biến rộng rãi trên mạng cho thấy cái lan can nơi được cho là ông Lê Hải An “ngã qua đó” cao tới ngực, tức khó thể là tai nạn mà một ông thứ trưởng tự dưng lại ngã qua đó.

Hiện trường - nơi Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 rơi xuống đất.
Hiện trường – nơi Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 rơi xuống đất.

 

Ngay sau khi tin ông Thứ Trưởng An chết được loan ra, truyền thông nhà nước đã loan báo như sau: “Cộng đồng mạng tiếp tục lan truyền bức ảnh được cho là chụp tại lan can tầng 8 trụ sở Bộ GD&ĐT, nơi được cho là Thứ Trưởng An bị ngã từ đó xuống đất tử vong và đưa ra nhiều giả thuyết hoài nghi cái chết của thứ trưởng không phải do bị ngã. Những thông tin này không được kiểm chứng, thậm chí không đúng sự thật nhưng đã được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội” và “Lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị này đã cử cán bộ tới trụ sở Bộ GD & ĐT để phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn của Thứ Trưởng Lê Hải An và hiện cơ quan công an vẫn tiếp tục điều tra làm rõ về nguyên nhân cái tử vong của ông An.

Chưa tới 6 tháng sau ngày ông Lê Hải An rớt lầu, đến phiên Tiến Sĩ Bùi Quang Tín cũng rớt lầu chết, qua thông tin của tờ Vietnamnet: “Theo thông tin từ một số người bạn, chiều 5/4, ông Tín có đi với nhóm bạn, sau đó đến nhà một người bạn sống tại chung cư ở huyện Nhà Bè để bàn công việc. Khoảng 19 giờ thì nhận được tin ông Tín rơi từ tầng 14 chung cư này xuống đất tử vong.

Chung cư này có lan can cao tới ngực, việc ông Tín rơi lầu rất khó xảy ra. Chúng tôi đang chờ cơ quan Công an điều tra làm sáng tỏ vụ việc,” một đồng nghiệp nạn nhân nói.

Tờ Người Lao Động viết “Ông Tín là giảng viên của Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM, am hiểu sâu rộng về lĩnh vực kinh tế. Ngoài công tác giảng dạy, ông Tín còn tham gia viết báo, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng chính sách, phát triển kinh tế, nhất là trong mảng tài chính – ngân hàng. Trước khi mất một ngày, ông Tín còn tiếp xúc, trao đổi với một số nhà báo về chính sách giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Tiến Sĩ Bùi Quang Tín, sinh năm 1976, 44 tuổi, là một chuyên gia kinh tế, tài chánh và pháp lý. Ông là giám đốc điều hành (CEO) của Trường Doanh Nhân Bizlight, là thành viên Công ty Luật Globalink, giảng viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đại Học Ngân Hàng TP.HCM, cố vấn cao cấp của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, và cũng là một gương mặt quen thuộc trên nhiều kênh truyền thông.

Như vậy, trong vòng không đầy 6 tháng, một thứ trưởng và một chuyên gia, cán bộ cao cấp trong hệ thống nhà nước CSVN đã chết mà nguyên do bao trùm sự bí ẩn tạo sự thắc mắc lớn trong dân chúng.

Thứ nhất, hai ông Lê Hải An và Bùi Quang Tín cùng nhìn ra một số vấn đề tiêu cực của đất nước và cùng đã đưa ra những đề nghị cải tổ mạnh bạo có thể dễ dàng đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người khác trong hệ thống.

Thứ hai, cả hai đã chết trong một thời điểm mà nội bộ đảng và nước CSVN xảy ra những tranh chấp, thậm chí thanh toán, giữa các phe phái từ khi phe nhóm TBT Nguyễn Phú Trọng tung ra chiến dịch đốt lò để thanh trừng mạnh mẽ những phe nhóm khác, trong cuộc chạy đua của đại hội 13 sắp diễn ra vào đầu năm 2021.

Đã 6 tháng trôi qua, việc điều tra về nguyên nhân cái chết của Thứ Trưởng Lê Hải An vẫn còn trong vòng bí mật. Quen thuộc với phương thức làm việc thiếu minh bạch của nhà nước, và nói riêng là công an CSVN, người ta tự hỏi phải chăng việc điều tra cái chết của ông Bùi Quang Tín cũng theo vết xe của ông Lê Hải An, và rồi sau một thời gian thì cùng… hoá bùn.

Trách nhiệm làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái chết của người dân thuộc về nhà nước. Nếu nhà nước không làm tròn bổn phận của mình thì không thể trách người dân, dù không nói thẳng ra, nghĩ rằng hai ông Lê Hải An và Bùi Quang Tín chỉ là những nạn nhân oan mạng vì thân phận ruồi muỗi chết bởi trâu bò húc nhau để tranh giành quyền lực, đạp lên những cơ hội cải tiến, khiến đất nước ngày càng thê thảm hơn.

Hoàng Trường

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…