Mỹ – Nhật điều chỉnh chiến lược an ninh chung

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đồng nhiệm Nhật Bản Nobuo Kishi tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, 04/05/2022. Ảnh: AP - Manuel Balce Ceneta
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thúc đẩy Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh. Hôm qua, 04/05/2022, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật đã gặp nhau tại Washington. Hướng đến điều chỉnh chiến lược an ninh song phương Nhật – Mỹ, điều chỉnh chiến lược an ninh chung với các đồng minh là trọng tâm của cuộc họp. Hoa Kỳ cam kết sẽ mở rộng khả năng “răn đe hạt nhân,” để bảo vệ Nhật Bản.

Theo báo Nhật Nikkei Asia, mối đe dọa Nga là chủ đề mở đầu cuộc họp kéo dài 75 phút giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi và người đồng cấp Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh là “cuộc xâm lược liều lĩnh của Nga thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, là mối đe dọa đối với các xã hội tự do ở khắp nơi.” Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật khẳng định, với cuộc chiến của Nga chống Ukraine, an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương không còn có thể tách rời khỏi an ninh của châu Âu.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật cùng chia sẻ nỗi lo ngại chung về thế trận phòng thủ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng do việc Hoa Kỳ phải tập trung nhiều hơn vào châu Âu trong thời điểm hiện tại. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết Tokyo và Washington “sẽ xem xét để điều chỉnh tốt hơn các chiến lược hợp tác về quốc phòng và tối ưu hóa thế trận phòng vệ tại khu vực.” Bộ Trưởng Lloyd Austin cũng thông báo “sẽ thảo luận về cách thức làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác của chúng tôi với các đối tác đồng chí hướng khác, bao gồm nhóm Bộ Tứ – QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc)… và Hàn Quốc.”

Hàng loạt thách thức đe dọa an ninh khu vực, từ việc Nga triển khai tên lửa trên quần đảo Kuril mà Nhật đòi chủ quyền, đến việc Trung Quốc đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hay tên lửa hạt nhân Bắc Triều Tiên, chưa kể đến các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Cũng trong cuộc họp này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nêu bật mối đe dọa Trung Quốc: “Hành vi gần đây của Trung Quốc đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với các chuẩn mực, giá trị và các thể chế chung, làm nền tảng cho trật tự hiện hành.”

Hoa Kỳ “mở rộng khả năng răn đe quân sự, bao gồm răn đe hạt nhân” là quan tâm hàng đầu của phía Nhật. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tái khẳng định “cam kết không gì lay chuyển nổi của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản, bao gồm cam kết mở rộng khả năng răn đe quân sự, với toàn bộ hệ thống vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.”

Đây là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Nhật công du Hoa Kỳ, kể từ khi ông nhậm chức cuối năm 2020. Theo Nikkei Asia, cuộc họp hôm nay đặt nền móng cho chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Tổng Thống Joe Biden trong tháng Năm. Ngoài cuộc hội kiến riêng với thủ tướng Nhật, tổng thống Mỹ sẽ họp với các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Hiện tại, do bị ràng buộc bởi Hiến Pháp chủ hòa, Nhật Bản về nguyên tắc không thể đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài. Trong cuộc họp báo sau buổi họp với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cho biết chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thúc đẩy các thảo luận về việc mở rộng khả năng phòng thủ của đất nước, bao gồm cả tranh luận về “khả năng phản công.”

Nhật Bản dự kiến sửa đổi ba văn kiện quan trọng về an ninh trong năm nay, trong đó có Chiến lược An ninh Quốc gia. Theo báo Nikkei Asia, đây cũng là dịp để Tokyo và Washington “xác lập các mục tiêu, chiến lược và chiến thuật chung, đạt được một thỏa thuận đủ sức đương đầu với tình hình an ninh phức tạp của khu vực.”

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”